Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án dạy thêm bài 8 Văn bản 2 Thời gian

Mẫu giáo án dạy thêm, dạy buổi 2, phụ đạo ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Chi tiết bài 8 Văn bản 2 Thời gian. Giáo án ngắn gọn lại nội dung chính bài học. Có thêm nhiều ngữ liệu, bài tập vận dụng. Tải về dễ dàng, tùy chỉnh theo ý muốn

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: THỜI GIAN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Thời gian.
  • Luyện tập theo văn bản Thời gian.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản Thời gian.
  • Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản Thời gian.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân chia sẻ về tầm quan trọng của việc quản lý thời gian.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Hãy chia sẻ quan điểm của em về tầm quan trọng của việc quản lý thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV có thể gợi mở như sau: học tập tốt hơn, phân bổ hợp ký thời gian chơi và học tập tránh căng thẳng, áp lực, không để lãng phí thời gian mà có thể tận dụng thời gian làm những điều có ích hơn…

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố lại kiến thức về văn bản Thời gian nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Thời gian, thực hiện yêu cầu sau:

- Trình bày những hiểu biết về tác giả Văn Cao và văn bản Thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ ( 4- 6 HS), trả lời những câu hỏi sau:

+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?

+  Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì nhưng lại không thể khuất phục những điều gì?

+ Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.

+ Em hiểu như thế nào về hình ảnh “thời gian chạy qua kẽ tay”?

+ Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2HS mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Thời gian”, hãy nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung về văn bản.

1. Tác giả Văn Cao

- Văn Cao (1923 – 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao, quê gốc ở Nam Định, sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng. Là một nghệ sĩ đa tài, Văn Cao có nhiều ảnh hưởng đối với nghệ thuật Việt Nam đương đại trên nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội hoạ và thơ ca.

- Ông sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng như Thiên thai, Trương Chi, Làng tôi, Trường ca sông Lô, Mùa xuân đầu tiên,... và đặc biệt là Tiến quân ca – Quốc ca của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Về thơ, Văn Cao có các tập thơ (1988), Tuyển tập thơ Văn Cao (1993),...

2. Xuất xứ văn bản

- Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân Đinh Mão năm 1987. Vào tháng 2/1987 khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn, vì vậy viết bài thơ Thời gian để giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua.

- Bài thơ in trong tập thơ Lá, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam (1988).

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Thể thơ và bố cục

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

- Bài thơ được chia làm hai phần:

+ Phần 1( 4 câu thơ đầu): Sức tàn phá của thời gian.

+ Phần 2 (3 câu cuối): những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian.

2. Sự trôi chảy của thời gian

- Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi khô những chiếc lá, làm lãng quên kỉ niệm (chỉ còn vang vọng như tiếng sỏi rơi vào lòng giếng cạn) nhưng lại không thể khuất phục được những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em.

3. Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ

- “Những câu thơ”, “những bài hát” là biểu tượng cho sáng tạo nghệ thuật, sự rung động của trái tim con người. Điệp ngữ “Riêng những” và “còn xanh” được lặp lại hai lần như một lời khẳng định sự trường tồn của nghệ thuật chân chính.

- Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát.

- Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.

- Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng.

4. Hình ảnh “thời gian chạy qua kẽ tay”

Văn Cao đã cảm nhận về thời gian bằng xúc giác: “Thời gian qua kẽ tay”. Nó lặng lẽ chạm vào ta rồi lướt qua nhanh chóng đến không tưởng. Con người trầm ngâm cảm nhận từng dấu ấn đi “qua kẽ tay” để rồi vấn vương, nuối tiếc. Câu thơ năm chữ mở đầu đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Thời gian quý giá nhưn mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. 

5. Ý nghĩa câu thơ cuối

Và đôi mắt em

                          như hai giếng nước

- Đẹp nhất trên đời không gì khác chính là “đôi mắt em”. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đại diện cho tình yêu và sức trẻ miên viễn.

- Đôi mắt sâu thẳm ấy lại trông “như hai giếng nước”, long lanh và dạt dào sức sống. Nhà thơ không chỉ cảm khái trước những giá trị cao cả bất diệt mà còn đề ra một phương cách sống ý nghĩa, cho ta thấy giá trị của nghệ thuật và tình yêu. Nếu thấy mình già nua và cũ kĩ, hãy ngân lên những vần thơ và những khúc ca, hãy soi mình vào đáy mắt người yêu. Những điều bình dị nhất lại chính là cứu cánh có tâm hồn. 

3. Tổng kết

1. Nội dung

Qua những lời thơ giản dị, đầy hàm súc đó, Văn Cao muốn gửi gắm thông điệp tới bạn đọc sự tri ân với thời gian, tri ân những điều xưa cũ và ghi nhớ về những điều đẹp đẽ, đó chính là nét nghệ thuật mãi mãi trường tồn.

2. Nghệ thuật

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.Số câu trong mỗi đoạn không ổn định, đoạn đầu bốn câu và đoạn cuối ba câu. Số câu trong mỗi đoạn theo hướng giảm dần.

- Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý, tạo ra một nhạc điệu đặc biệt.

- Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập

- Sử dụng các phép tu từ: so sánh ( đôi mắt em- hai giếng nước) hoặc điệp ngữ (riêng, còn xanh), ẩn dụ ( câu thơ, bài hát – những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người)

=>Văn Cao dùng các hình thức ngôn từ mang nhiều tầng nghĩa tượng trưng kết hợp với các biện pháp tu từ và đặc biệt là cách ngắt dòng, ngắt nhịp sáng tạo mới lạ để nêu lên vấn đề về thời gian trong cuộc sống của con người.

  HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Thời gian
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN THỜI GIAN

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tác giả của Thời gian là:

A. Văn Cao.

B. Nam Cao.

C. Huy Cận.

D. Chế Lan Viên.

Câu 2: Dòng thơ đầu tiên “thời gian qua kẽ tay” cho thấy nhà thơ hình dung thế nào về thời gian?

A.Thời gian trôi một cách âm thầm lặng lẽ không báo trước.

B. Thời gian trôi rất nhanh, chúng ta không thể nắm bắt hay níu giữ được nó.

C. Thời gian trôi rất chậm rãi và từ tốn.

D. Thời gian là thứ có thể chạm và cảm nhận được bằng đôi tay.

Câu 3: Điểm tương đường giữa “những câu thơ”; “những bài hát” và “ đôi mắt em”:

A. Đều là những kỉ niệm của nhà thơ.

B. Đều tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật chân chính.

C. Là niềm yêu thích của mọi người.

D. Là chủ thể trữ tình mà bài thơ hướng đến.

Câu 4: Hình ảnh những chiếc là khô tiếng sỏi trong lòng giếng cạn có sự tương đồng nào?

A. Tươi mới, tràn đấy sức sống.

B. Tàn úa, mất dần sức sống.

C. Chất chứa kỉ niệm của nhà thơ.

D. Là những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng thời gian.

Câu 5: Nhận xét về giọng điệu của bài thơ Thời gian

A. Vui tươi, phấn khởi, đầy sức sống.

B. Giản dị, trầm lắng, dồn nén cảm xúc.

C. Giàu chất lãng mạn.

D. Giản dị, trầm lắng, dồn nén cảm xúc, giàu suy tưởng.

Câu 6: Thời gian qua hình ảnh những chiếc lá khô tiếng sỏi trong lòng giếng cạn có mối liên hệ gì?

A. Thời gian qua đi, cái đẹp cũng sẽ tàn phai.

B. Thời gian sẽ giúp cho cái đẹp trường tồn mãi.

C. Cái đẹp sẽ không bao giờ bị tàn phá bởi sự băng hoại của thời gian.

D. Thời gian và cái đẹp không có mỗi liên hệ với nhau.

Câu 7: Thông điệp mà em rút ra được sau khi học bài thơ Thời gian là gì?

A. Hãy biết quý trọng thời gian.

B. Thời gian qua đi, cũng là lúc chúng ta phải tiến về tương lai và bỏ quên quá khứ.

C. Quý trọng thời gian, tri ân những giá trị xưa cũ, những nghệ thuật chân chính.

D. Thời gian là bất tận nên chúng ta có thể lãng phí thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Thời gian hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. A

2. B

3. B

4. B

5. D

6. A

7. C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Theo bạn, câu "Em trời vừa tiết trăng thu" có liên quan gì đến tình yêu của Tú Uyên và Giáng Kiều? Bạn hãy phân tích vai trò của thiên nhiên trong bài thơ này.

Câu 2: Trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”, đặc điểm nào của truyện thơ Nôm được thể hiện khiến em ấn tượng nhất?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1:

Câu "Em trời vừa tiết trăng thu" có liên quan đến tình yêu của Giáng Kiều và Tú Uyên. Câu này sử dụng thiên nhiên để miêu tả sắc đẹp và tính cách của Giáng Kiều, cũng như để thể hiện sự hòa hợp và duyên dáng của cô với người tình. Câu này có biện pháp tu từ so sánh khi dùng từ "vừa" để chỉ sự phù hợp và đẹp đôi giữa hai người. Câu này cũng có biện pháp tu từ nói gián tiếp khi dùng từ "em" để gọi mình, thay vì dùng từ "tôi" hay "ta", để thể hiện sự khiêm nhường, tình cảm và gần gũi với người tình.

Câu 2:

Đề tài của tác phẩm thực ra không có gì mới – đó cũng là đề tài tình yêu giữa giai nhân và tài tử, một đề tài quen thuộc của nhiều truyện Nôm. Nhưng tác phẩm phần nào vượt ra khỏi hạn chế của văn tự sự dân gian chỉ chú trọng hành động, là sự tiếp nối các tác phẩm văn xuôi tự sự đã nói ở trên về phương diện miêu tả nội tâm nhân vật. Tác phẩm có một cách thể hiện mới mẻ hơn, đó không phải là vẻ đẹp đơn sơ chất phác của câu chuyện tình yêu trong truyện cổ tích mà là những tình tiết éo le, những cảm xúc tinh tế, cái xôn xao thầm kín trong quan hệ yêu đương ở chốn thị thành. Xét về ý nghĩa nào đó, tình yêu của Tú Uyên – Giáng Kiều trong truyện Nôm của Vũ Quốc Trân đã thể hiện ở chừng mức nhất định sự phản ứng lại lễ giáo phong kiến, sự cởi mở trong nhận thức của con người thời đại về tình yêu tự do vượt ra ngoài sự sắp xếp của cha mẹ, về tính chủ động và ý thức cá nhân.

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  3. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA dạy thêm bài 8 Văn bản ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu GA dạy thêm ngữ văn 11 chân trời, giáo án buổi chiều bài 8 Văn bản 2 Thời gian

Kho tài liệu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Giải Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn ngữ văn 11 chân trời sán
Đề kiểm tra Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ