Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án dạy thêm bài 4 TH tiếng Việt Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Mẫu giáo án dạy thêm, dạy buổi 2, phụ đạo ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Chi tiết bài 4 TH tiếng Việt Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo. Giáo án ngắn gọn lại nội dung chính bài học. Có thêm nhiều ngữ liệu, bài tập vận dụng. Tải về dễ dàng, tùy chỉnh theo ý muốn

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH TRÍCH DẪN VÀ LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.
  • Luyện tập về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi về trích dẫn tài liệu tham khảo.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Theo em tại sao phải trích dẫn tài liệu tham khảo?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Trích dẫn tài liệu tham khảo không chỉ giúp cho tác phẩm của bạn tránh khỏi việc bị quy kết là đạo văn, mà nó còn là tôn trọng tác giả gốc của dữ liệu công sức của tác giả của nguồn dữ liệu gốc mà bạn đã lấy tham khảo.

+ Dẫn nguồn tài liệu tham khảo còn là hành động thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với sự liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:

- Trích dẫn là gì? Có những cách trích dẫn nào?

- Lập danh mục tài liệu tham khảo là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rút ra những lưu ý về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thục hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhắc lại kiến thức cơ bản về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.

a. Trích dẫn

- Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn.

- Có 2 kiểu trích dẫn:

+ Trích dẫn trực tiếp.

+ Trích dẫn gián tiếp.

b. Lập danh mục tài liệu tham khảo

- Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo.

- Phổ biến là trích dẫn kiểu APA: được viết tắt từ American Psychological Association (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ). Cách trích dẫn và liệt kê TLTK do APA đề xuất được nhiều trường đại học, các tạp chí khoa học, nhất là trong các lĩnh vực khoa học xã hội chấp nhận và áp dụng.

- Nguyên tắc cơ bản của trích dẫn kiểu APA (hay còn gọi kiểu “tên tác giả - thời gian”) là:

• Dẫn nguồn trong nội dung văn bản (bài báo, báo cáo, sách) bằng tên tác giả và năm xuất bản, đặt trong ngoặc đơn.

• Danh mục TLTK ở cuối văn bản được xếp theo thứ tự alphabet tên tác giả.

ð Khi áp dụng trích dẫn kiểu APA vào bài viết tiếng Việt, vấn đề cần được quy ước thống nhất là phần tên tác giả. Người nước ngoài thường dùng họ (family name) làm danh xưng nên APA quy ước tên tác giả trong trích dẫn là họ của tác giả (ví dụ: họ tên đầy đủ là “Barack Obama”, tên tác giả khi trích dẫn là “Obama”).

ðTuy nhiên, với người Việt thì danh xưng (phân biệt người này với người khác) lại bằng tên, nên sử dụng tên làm tên tác giả khi trích dẫn (ví dụ: họ tên đầy đủ là “Trần Văn Hùng”, tên tác giả khi trích dẫn là “Hùng”).

3. Tổng kết

- Những lưu ý về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo:

+ Việc lựa chọn chuẩn trích dẫn nào là phụ thuộc vào tác giả của công trình.

+ Tuy nhiên, tác giả nên biết rằng cần phải sử dụng một chuẩn thống nhất cho tất cả các nguồn được trích dẫn.

+ Tham khảo 3 chuẩn trích dẫn được sử dụng rộng rãi là: APA, MLA và IEEE.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.

  1. Sản phẩm:

- Phân tích tác dụng, giải thích ý nghĩa của cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo.

  1. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA dạy thêm bài 4 TH tiếng ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu GA dạy thêm ngữ văn 11 chân trời, giáo án buổi chiều bài 4 TH tiếng Việt Cách trích dẫn và

Kho tài liệu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Giải Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn ngữ văn 11 chân trời sán
Đề kiểm tra Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ