Toán 6 chân trời sáng tạo: Tải slide trình chiếu bài 1 Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều

Mẫu giáo án powerpoint, giáo án điện tử, slide trình chiếu toán 6 chân trời sáng tạo. Chi tiết bài 1 Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều. Bài giảng này được thiết kế hấp dẫn, cuốn hút. Các nội dung chính được trình bày cô đọng, dễ nhớ. Giáo án dùng để chiếu lên tivi, máy chiếu dạy cho học sinh. Tải về đơn giản, dễ dàng

Nội dung giáo án

......

=> Phía trên chỉ là một phần. Giáo án khi tải về có đủ nội dung bài học

Nội dung chính trình bài trong Slides

HÌNH 1- HÌNH 1: HÌNH VUÔNG. TAM GIÁC ĐỀU. LỤC GIÁC ĐÈU

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các viên gạch men có dạng hình gì?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Hình vuông

Em hãy tìm một số hình ảnh của hình vuông trong thực tế.

  1. a) Quan sát các hình dưới (Hình 1) và dự đoán hình nào là hình vuông.
  2. b) Với hình vừa tìm được, hãy dùng thước và êke để kiểm tra xem các cạnh có bằng nhau không? Các góc có bằng nhau không?

=> Các cạnh của hình vuông bằng nhau.

=> Các góc của hình vuông bằng nhau.

Nhận xét

Hình vuông ABCD (Hình 2) có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau:  AB = BC = CD = DA

- Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo là AC và BD.

Thực hành 1

Dùng dụng cụ kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không?

=> Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.

Thực hành 2: Vẽ hình vuông

Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 4cm bằng thước và êke theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.

- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với AB tại A và B như hình vẽ.

- Trên đường thẳng qua, lấy đoạn thẳng AD = 4cm; trên đường thẳng qua B lấy đoạn thẳng BC = 4cm.

- Nối hai điểm D và C ta được hình vuông cần vẽ.

- Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ, xem các cạnh có bằng nhau không? Các góc có bằng nhau không?

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Thực hành 3

Vẽ hình dưới đây vào vở rồi vẽ thêm để được hình vuông.

Bài tập 2 ( SGK – tr79)

Dùng thước và êke để vẽ hình vuông cạnh 7cm vào vở. Kẻ thêm hai đường chéo rồi dùng compa đo và so sánh độ dài của chúng.

Kết quả ( slide)

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng 1:

Bạn Trang lấy 4 que tính dài bằng nhau xếp thành hình 4 cạnh như Hình 3. Bạn ấy nói rằng đó là hình vuông. Em hãy dùng thước và êke để kiểm tra xem bạn Trang nói như vậy đúng hay sai.

BTT:

  1. a) Hãy gấp và cắt một hình vuông từ tờ giấy hình chữ nhật như hình dưới.
  2. b) Cắt hình vuông đó theo hai đường chéo thành bốn phần rồi ghép thành hai hình vuông.

Vận dụng 2:

Cắt, ghép và trang trí thành viên xúc xắc từ hình gợi ý dưới đây.

Thời gian hoàn thành: 8 phút

  1. Tam giác đều

  Em hãy tìm một số hình ảnh tam giác đều trong thực tế.

  1. a) Em hãy dùng compa kiểm tra xem tam giác nào dưới đây (Hình 4) có 3 cạnh bằng nhau.
  2. b) Với hình tìm được, dùng thước đo góc để kiểm tra các góc của tam giác đó có bằng nhau không?

TL:

Trong tam giác (Hình 5) có:

- Ba đỉnh A, B, C.

- Ba cạnh bằng nhau: AB = AC = BC.

- Ba góc đỉnh A, B, C bằng nhau.

=> Tam giác ABC đều

Chú ý:

Trong hình học nói chung, tam giác nói riêng, các cạnh bằng nhau (hay các góc bằng nhau) thường được chỉ rõ bằng cùng một kí hiệu.

* Thực hành 4: Cắt một tam giác đều bằng bìa theo các bước sau:

- Lấy ba que tính bằng nhau xếp thành một hình tam giác đều trên tấm bìa.

- Chấm các điểm ở đầu các que tính.

- Nối các điểm theo các đường nối.

Cắt các góc của hình tam giác trên và làm theo hướng dẫn sau để kiểm tra xem các góc của chúng có bằng nhau không.

Thực hành 1

  1. Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.

Bước 2: Dùng ê ke có góc 600 vẽ góc BAx bằng 600.

Bước 3: Vẽ góc ABy bằng 600. Ta thấy Ax và By cắt nhau tại C, ta được tam giác đều ABC.

  1. Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ, xem các cạnh của tam giác ABC có bằng nhau không? Các góc có bằng nhau không?

* Thực hành 5:

Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm bằng thước và compa theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 3cm.

- Lấy B, C làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm.

Gọi A là một trong hai giao điểm của hai đường tròn. Nối A với B và A với C ta được tam giác đều ABC.

Hãy kiểm tra xem ba cạnh và ba góc của tam giác ABC có bằng nhau không?

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Dùng thước và compa để vẽ hình tam giác đều cạnh 4cm.

Kết quả:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng 2: Vẽ tam giác đều rồi tô màu như hình sau:

Hãy vẽ một biển báo giao thông có hình tam giác đều và nêu ý nghĩa của biển báo đó.

Thời gian hoàn thành: 5 phút

  1. Lục giác đều

* Hoạt động nhóm

  1. a) Cho 6 tam giác đều có cùng độ dài cạnh. Hãy ghép 6 tam giác đều thành một hình (Hình 6).
  2. b) Dùng compa và thước đo các cạnh và góc của hình vừa nhận được. Cho ý kiến nhận xét.

TL:

Xét hình ABCDEG có:

- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, G.

- Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA;

- Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, G bằng nhau.

- Ba đường chéo chính là AD, BE, CG..

=> Hình lục giác đều ABCDEG

* Thực hành 6:

Hãy đo rồi so sánh các đường chéo chính AD, BE, CG.

TL:

Các đường chéo chính bằng nhau:

AD = BE = CG

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Cho hình lục giác đều như hình dưới đây:

Ta đã biết, 6 hình tam giác đều ghép lại thành hình lục giác đều, đó là những tam giác đều nào? Ngoài 6 tam giác đều đó, trong hình em còn thấy những tam giác đều nào khác?

Quan sát các hình dưới đây rồi cho biết hình nào là hình vuông, hình nào là hình tam giác đều, hình nào là lục giác đều?

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy tìm một số hình ảnh có dạng lục giác đều trong thực tế.

* Vận dụng 3: Bạn An nói: “ Hình có 6 cạnh bằng nhau là lục giác đều.”

Bạn Bình lại nói: Có những hình có 6 cạnh bằng nhau không phải là lục giác đều”.

Bạn nào đúng?

Kết quả: Bình đúng

Bởi vì: Nếu hình có sáu cạnh có chiều dài bằng nhau, nó được gọi là một hình lục giác sáu cạnh đều. Chỉ khi tất cả các góc có cùng kích thước, và các cạnh bằng nhau, mới gọi là lục giác đều.

  1. Các biển báo giao thông dưới đây có dạng hình gì? Em có biết ý nghĩa của các biển báo này không?

Biển báo

     

Hình dạng

Tam giác đều

Hình chữ nhật

Hình vuông

Ý nghĩa

Đường người đi bộ cắt ngang.

Đường cao tốc

Bắt đầu đường ưu tiên.

* Hướng dẫn về nhà

  • Luyện vẽ tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
  • Hoàn thành bài tập 3, 5, 6 ( SGK –tr 79) .
  • Tìm hiểu và đọc trước “Bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân”. và sưu tầm đồ vật, tranh ảnh về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân theo tổ.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA Powerpoint bài 1 Hình vuông toán 6 chân trời sáng tạo, Tải mẫu GA điện tử bài 1 Hình vuông toán 6 chân trời, Slide bài giảng bài 1 Hình vuông – Tam giác đều –

Kho tài liệu Toán 6 chân trời sáng tạo

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn
Giải SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải chuyên đề Toán 6 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm Toán 6 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm toán 6 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập tr
Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn toán 6 chân trời sáng tạ
Đề kiểm tra Toán 6 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi toán 6 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Giữa h