KTPL 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 8 Đạo đức kinh doanh

Mẫu giáo án bài 8 Đạo đức kinh doanh - kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

BÀI 8. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
  • Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh, phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò và các biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận về các vấn đề đạo đức kinh doanh.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến đạo đức kinh doanh.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của người kinh doanh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế liên quan đến đạo đức kinh doanh trong đời sống xã hội; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề liên quan đến biểu hiện và vai trò của đạo đức kinh doanh; biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh; vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm thực hiện đạo đức kinh doanh khi có cơ hội được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về đạo đức kinh doanh;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS chia sẻ hiểu biết của bản thân về nội dung các câu được trích trong SHS tr.54.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ hiểu biết của HS về nội dung các câu trong SHS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SHS tr.54:  Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nội dung các câu dưới đây:

+ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

+ Phải thì mua, vừa thì bán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Sự “vui lòng, vừa lòng” của khách hàng là kết quả của thái độ giao tiếp, chất lượng sản phẩm, tinh thần phục vụ, thể hiện văn minh thương mại trong kinh doanh.

+ Phù hợp, thuận lợi cho cả người mua và người bán; bên mua và bên bán hoàn toàn thoả thuận với nhau.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Đạo đức kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, tồn tạo và phát triển. Nâng cao đạo đức kinh doanh còn mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, người lao động và sự phát triển bền vững, Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của đạo đức kinh doanh giúp chúng ta thực hiện các việc làm đúng, xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Đạo đức kinh doanh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.54-56, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp SHS tr.54-55.

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.54-55 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi trong thông tin.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy nhận xét việc làm của Công ty T trong trường hợp 1.

+ Nhóm 5, 6: Em hãy nhận xét việc làm của Công ty D trong trường hợp 2.

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết sau khi tìm hiểu thông tin, trường hợp, trả lời câu hỏi: Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội? Theo em, người kinh doanh cần có những phẩm chất gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là đạo đức kinh doanh? Đạo đức kinh doanh có vai trò gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.54-56 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin: Việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã thể hiện đạo đức trong kinh doanh: luôn giữ chữ tín, có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

+ Trường hợp 1: Công ty T đã giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

+ Trường hợp 2: Công ty D đã vi phạm đạo đức kinh doanh bằng việc bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất, xả trực tiếp vào sông không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt, gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.

+ Ảnh hưởng:

●       Những việc làm tuân thủ đạo đức trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng tích cực, tác động tốt;

●       Những việc làm vi phạm đạo đức kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực, gây hại đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội.

+ Phẩm chất của người kinh doanh:

●       Lấy chữ “tín” làm đầu, giữ lòng tin

●       Sẵn sàng tiếp thu cái mới

●       Luôn hướng về phía trước

●       Liên tục có ý tưởng

- GV mời HS nêu quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

- Khái niệm đạo đức kinh doanh:

Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

- Vai trò của đạo đức kinh doanh:

+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của chủ thể theo hướng tích cực;

+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng;

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp;

+ Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại.

Hoạt động 2: Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và đánh giá các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SHS tr.56 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 8 Đạo đức kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 8 Đạo đức kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, GA word bài 8 Đạo đức kinh doanh

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ
Giải SBT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau.
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nh
Phiếu làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏ
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 11 chân
Đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đ

Giáo án kinh tế và pháp luật chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ