KTPL 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 3 Lạm phát trong kinh tế thị trường

Mẫu giáo án bài 3 Lạm phát trong kinh tế thị trường - kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

BÀI 3. LẠM PHÁT TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm lạm phát.
  • Liệt kê được các loại hình lạm phát.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  • Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  • Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiềm chế lạm phát; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về lạm phát, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về lạm phát; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích vấn đề lạm phát trong trường hợp cụ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong giải quyết vấn đề lạm phát.
  • Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về lạm phát;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS trả lời yêu cầu SHS tr.19 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những ảnh hưởng của đời sống kinh tế gia đình khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ SHS tr.19: Hãy cho biết khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế của gia đình em?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra những ảnh hưởng tới đời sống kinh tế gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS đưa ra lời nhận xét về thông tin:

 Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, điều này có thể gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình em như sau:  không thể mua được những gì mà gia đình cần; giảm khả năng tiết kiệm, gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi tiêu.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lạm phát là một hiện tượng gắn với kinh tế thị trường, gây tác động nhiều mặt đối với nền kinh tế và xã hội. Khi lạm phát được kiểm soát và kiềm chế sẽ giúp phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Công dân ủng hộ những chủ trương, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát là góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 3. Lạm phát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát biểu đồ, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lạm phát
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ, đọc thông tin trong SHS tr.20 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), quan sát biểu đồ, đọc thông tin trong SHS tr.20 và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Em có nhận xét gì về sự biến động của chỉ số CPI trong biểu đồ trên?

+ Nhóm 3, 4: Giá cả hàng hoá, dịch vụ, sức mua và giá trị đồng tiền thay đổi như thế nào trong các thông tin trên?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về khái niệm lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, quan sát biểu đồ, đọc thông tin SHS tr.20 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diễn các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Sự biến động CPI trong biểu đồ trên không đồng đều, từ năm 2016 - 2021 đều ở mức cao, năm 2021 giảm mạnh.

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng. Sức mua và giá trị đồng tiền giảm.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lạm phát.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát biểu đồ, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

- Khái niệm lạm phát:

Lạm phát là sự tăng lên liên tục tới mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.

 

Hoạt động 2: Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS chỉ ra được các loại hình lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.21 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về các loại hình lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các loại hình lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc các thông tin SHS tr.21.

- GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nhận bảng giấy cứng có 2 cột như sau:

Thông tin

Loại hình lạm phát

Thông tin 1

Thông tin 2

Thông tin 3

Lạm phát phi mã

Lạm phát siêu tốc

Lạm phát vừa phải

- HS đọc kĩ các thông tin và nối thông tin tương ứng với loại hình lạm phát.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các loại hình lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về các loại hình lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1: Lạm phát vừa phải (tỉ lệ lạm phát có 1 con số).

+ Thông tin 2: Lạm phát phi mã (tỉ lệ lạm phát có 2-3 con số).

+ Thông tin 3: Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát có 4 con số trở lên).

- GV rút ra kết luận về các loại hình lạm phát.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu

- Các loại hình lạm phát:

Dựa vào tỉ lệ lạm phát, có các loại hình lạm phát sau:

+ Lạm phát vừa phải: dưới 10% (lạm phát 1 con số).

+ Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1000% (lạm phát 2 đến 3 con số).

+ Siêu lạm phát: từ 1000% trở lên (lạm phát từ 4 con số trở lên).

Hoạt động 3: Đọc các thông tin và giải thích nguyên nhân dẫn đến lạm phát

  1. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.21-22 và trả lời các câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Theo em, vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng?

+ Nhóm 3, 4: Thông tin 2 - mục Các loại hình lạm phát - cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 - 1987?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các nguyên nhân dẫn đến lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đưa ra câu trả lời:

+ Thông tin 1: nguyên nhân lạm phát là do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng, chi phí sản xuất trong nước tăng do giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng.

+ Thông tin 2: nguyên nhân lạm phát là do lượng cung tiền lưu thông lớn hơn lượng cầu tiền lưu thông. Trong 2 năm 2005, 2006: GDP của Việt Nam tăng trưởng 17%, trong khi đó tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng tăng tới 73%.

- GV rút ra kết luận về các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Đọc các thông tin và giải thích nguyên nhân dẫn đến lạm phát

- Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

+ Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cả của một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng và kéo giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.

Hoạt động 4: Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.22 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các hậu quả của lạm phát trong nền kinh tế và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của lạm phát trong nền kinh tế và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin SHS tr.22 và trả lời câu hỏi:

Khi lạm phát xảy ra đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi tiếp theo:

Đời sống người lao động bị ảnh hưởng như thế nào khi lạm phát tăng?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về các hậu quả của lạm phát trong nền kinh tế và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS tr.22 và thực hiện các yêu cầu.

- HS đưa ra kết luận về các hậu quả của lạm phát trong nền kinh tế và xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 đại diện trình bày câu trả lời:

+ Thông tin 1: Các ngành nghề đều rơi vào hậu quả lạm phát: Hậu quả của lạm phát đối với hoạt động sản xuất-kinh doanh trong nền kinh tế:

●       Ngành vận tải: tăng giá dịch vụ và có thể dẫn đến việc phải giảm doanh thu.

●       Nghề đi biển: không ít ngư dân đã phải trả cho tàu cá nằm bờ vì chi phí dầu lên quá cao.

●       Hệ thống dịch vụ ăn uống: phải đóng cửa, hoặc thu hẹp hoạt động do chi phí đầu vào tăng mạnh.

●       Kinh doanh trực tuyến bị ảnh hưởng nặng do giá chuyển hàng tăng cao.

+ Thông tin 2: Hậu quả của lạm phát đối với người lao động và xã hội:

●       Lạm phát mức 3 con số làm đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh.

●       Hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp; hàng vạn GV phải bỏ nghề.

●       Những vụ đổ dỡ quỹ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi.

- GV đưa ra kết luận về các hậu quả của lạm phát trong nền kinh tế và xã hội.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi

- Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội:

+ Đối với nền kinh tế: doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất-kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn lực sản xuất, thất nghiệp gia tăng.

+ Đối với xã hội: thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn; phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên.

Hoạt động 5: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.23 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 3 Lạm phát kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 3 Lạm phát kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, GA word bài 3 Lạm phát trong kinh tế thị trường

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ
Giải SBT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau.
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nh
Phiếu làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏ
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 11 chân
Đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đ

Giáo án kinh tế và pháp luật chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ