KTPL 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Mẫu giáo án bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

BÀI 10. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quyền bình đẳng của công dân trước Pháp luật; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong đời sống hằng ngày.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm trong việc thwucj hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Nhân ái, tôn trọng mọi người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.70.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định:

"Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Họ được ban cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau bằng tình anh em".

Em hãy cho biết ý nghĩa của quy định trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Ý nghĩa của quy định trên là khẳng định tôn trọng quyền con người, cho rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và có nhân phẩm tương đương với nhau.

+ Phát biểu này nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền con người và tuân thủ đạo đức trong các quan hệ giữa con người, khuyến khích mỗi người đối xử với nhau với tình anh em và tôn trọng những giá trị chung của loài người.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua những thời kì lịch sử khác nhau. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp và luật.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.71 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Vì sao Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

+ Nhóm 3, 4: Việc làm của thành phố thể hiện nội dung nào trong quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì đây là quyền cơ bản của con người, là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.

+ Việc làm của thành phố H thể hiện nội dung tại khoản 2 Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- GV mời HS nêu quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Quy định chung về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.71-72 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc thông tin, trường hợp SHS tr.71-71 và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được quy định như thế nào trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.71-72 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

Gợi ý: Việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Điều này là đúng vì trong lĩnh vực dân sự, các đương sự đều được coi là bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.

- GV mời HS nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.72-73 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc thông tin, trường hợp SHS tr.72-73 và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Theo em, quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Theo em, người phạm tội bình đẳng trước pháp luật có phải là biểu hiện của bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.72-73 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

Gợi ý: Người phạm tội bình đẳng trước pháp luật là một biểu hiện của bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân. Vì tất cả các cá nhân đều sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương đương nếu họ vi phạm pháp luật.

- GV mời HS nêu quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Quy định pháp luật về bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân:

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.73 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 10 Quyền bình kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 10 Quyền bình kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, GA word bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ
Giải SBT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau.
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nh
Phiếu làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏ
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 11 chân
Đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đ

Giáo án kinh tế và pháp luật chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ