KTPL 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Mẫu giáo án bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-      

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-      

Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-      

Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-      

Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trong một số tình huống đơn giản.

-      

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-      

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

-      

Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-      

Điều chỉnh hành vi: Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

-      

Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trong một số tình huống đơn giản.  

3. Phẩm chất:

-      

Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-      

SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

-      

Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-      

SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

-      

Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS có hứng thú học tập, giúp HS có hứng thú học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân, chia sẻ những vấn đề liên quan đến xâm nhập chỗ ở bất hợp hợp.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các hành vi xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp mà HS biết trong đời sống.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS video liên quan đến việc xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp: https://www.youtube.com/watch?v=_9gDLIrQH0w

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Theo em, việc xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp có phải là hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Tại điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có quy định như sau: “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác”. Vì vậy hành vi xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp là hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hiện nay, bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền tự do cơ bản của mỗi con nhân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Vì vậy mỗi một hành vi xâm phạm đến chỗ ở của công dân trái phép đều cần được nghiêm trị. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Lí giải được các hành vi trong thực tế có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hay không.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 135 - 136 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin 1 và 2 SGK 135 - 136 để trả lời các câu hỏi: Em có biết quy định nào khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, đọc trường hợp SGK tr.136 và trả lời câu hỏi: Theo em, việc làm của làm của A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hay không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.135 - 136, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận, khái quát quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.  

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3  cặp đôi HS trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của A không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì A đã có hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý/ cho phép của người đó.

+ Một số quy định không phù hợp với quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Ngoài các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); các quy định có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở còn được ghi nhận ở Luật cư trú năm 2020 (khoản 1 Điều 2) Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 hay Nghị định 144/2021/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình.

- Các  cặp đôi HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền tự do cơ bản của mỗi công dân. Vì vậy mỗi công dân đều được pháp luật bảo hộ về chỗ ở góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định:

+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

+ Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục nhất định.

- Mọi người có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 18 Quyền bất kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 18 Quyền bất kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, GA word bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ
Giải SBT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau.
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nh
Phiếu làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏ
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 11 chân
Đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đ

Giáo án kinh tế và pháp luật chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ