Chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án phần 3 Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Mẫu giáo án chuyên đề ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Chi tiết chuyên đề phần 3 Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác của chuyên đề ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/….

PHẦN III: THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Xác định được bối cảnh tình huống, mục đích và đối tượng hướng tới khi thuyết trình về một tác giả văn học.

- Trình bày được những thông tin cơ bản về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học theo hướng tiếp cận của cá nhận hoặc nhóm

- Sử dụng ngôn ngữ thuyết trình phù hợp, kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ trong khi trình bày, giới thiệu

- Biết tổ chức hoạt động thuyết trình ( cá nhân hoặc tập thể) về một tác giả văn học

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Yêu thích và trân trọng tài năng của các tác giả văn học

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa

- Có khả năng thuyết trình trôi chảy về một tác giả văn học

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Học liệu

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về sự phát triển của ngôn ngữ

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 3 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy nhắc lại kiến thức bài học cũ có mấy cách viết về một tác giả văn học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Gợi ý:

HS dựa vào kiến thức bài học tiết trước liệt kê 3 cách định hướng viết về một tác giả văn học.

GV dẫn dắt: Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu cách viết về một tác giả văn học và trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thuyết trình về tác giả văn học.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cách thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

  1. Mục tiêu: HS trình bày được bài giới thiệu về một tác giả văn học và tiến hành trao đổi, thảo luận về bài trình bày.
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS xây dựng đề cương bài thuyết trình, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ
  3. Sản phẩm: Sản phẩm HS làm được
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

-     GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Nêu trình tự các bước để thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học:

* Bước 1: Chuẩn bị thuyết trình

* Bước 2: Luyện tập và trình bày

* Bước 3: Trao đổi và đánh giá

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bước 1. Chuẩn bị

Xác định đề tài, vấn đề, không gian thời gian thuyết trình

+ Đề tài của bài thuyết trình đã được xác định ở bài giới thiệu về tác giả văn học. Mục đích là trình bày nội dung cho người nghe sao cho thuyết phục người nghe về những đóng góp và điểm đặc sắc của tác giả đó trong nền văn học.

Tìm ý lập dàn ý

Nội dung trình bày đã được bạn chuẩn bị trong bài giới thiệu. Lúc này bạn sẽ chuyển dàn ý đó thành dàn bài thuyết trình.

+ Sơ đồ tóm tắt nội dung bài giới thiệu để có thể thuyết trình một cách rõ ràng hiệu quả giúp người nghe nắm được các ý chính

+ Một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để phần thuyết trình thêm rõ ràng và thu hút.

+ Thiết kế tập tin trình chiếu để hỗ trợ cho bài thuyết trình

+ Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phản hồi.

Bước 2: Luyện tập và trình bày

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

Có phụ lục dưới bảng

 

 

BẢNG KIỂM THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

NỘI DUNG KIỂM TRA

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

Mở đầu

Chào hỏi và tự giới thiệu

 

 

Giới thiệu về tác giả và nhận định khái quát về đóng góp của tác giả đối với nền văn học

 

 

Nội dung chính

Giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp và các điểm đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả

 

 

Đưa bằng chứng và phân tích để chứng minh về đóng góp cho tác giả

 

 

Lý giải đánh giá về những đóng góp của tác giả đối với nền văn học

 

 

Kết thúc

Tóm tắt và khẳng định được nội dung trình bày về tác giả

 

 

Cảm ơn và chào kết thúc

 

 

Kĩ năng trình bày tương tác với người nghe

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, từ ngữ khách quan, trung tính

 

 

Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày

 

 

Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe

 

 

Đảm bảo thời gian quy định

 

 

Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố thêm kiến thức về đọc viết giới thiệu về một tác giả văn học
  3. Nội dung: HS có thể giải quyết được các bài tập trong SGK
  4. Sản phẩm học tập: Kế hoạch HS xây dựng được
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hãy lập dàn ý bài viết cho các đề sau đây:

+ Những đóng góp của Nam Cao đối với đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945

+ Những  đóng góp của Vũ Trọng Phụng đói với nền văn học trào phúng Việt Nam

+ Thơ Tố Hữu trong dòng chảy thơ ca dân tộc

+ Hoàng Nhuận Cầm và những bài thơ về tuổi học trò

+ Một số đặc điểm tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trả lời nhanh các câu hỏi; bổ sung kiến thức.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA chuyên đề phần 3 Thuyết trình giới thiệu về một, Giáo án chuyên đề phần 3 Thuyết trình giới thiệu về một ngữ văn 11 chân trời

Kho tài liệu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Giải Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề ngữ văn 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn ngữ văn 11 chân trời sán
Đề kiểm tra Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ