KTPL 10 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 15 Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị (2 tiết)

Mẫu giáo án bài 15 Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị (2 tiết) - kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 15: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm đề thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống hên quan đến Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị nước Việt Nam.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực Điều chỉnh hành vi: hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị; Thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: hiểu được một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bước đấu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.

  1. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện Hiến pháp.

- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.

- Một số clíp, hình ảnh, thông tin, tình huống, khẩu hiệu,... có nội dung liên quan tới bài học;

- Giấy A4, phiếu học tập, đỗ dùng sắm vai;

-  Đồ dùng đơn giản để sắm vai.

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác trải nghiệm, vốn sống, hiểu biết ban đầu của HS chủ đề chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để dẫn dắt vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV gọi một vài HS nêu khẩu hiệu về Hiến pháp mà HS đã biết.
  4. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: Chế độ chính trị là một lĩnh vực quan trọng, quyết định sự tồn vong, phát triển của một quốc gia. Do vậy, những nội dung về chế độ chính trị thường được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật của mỗi quốc gia, trong đó có Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước. Chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại chương đầu tiên của Hiến pháp năm 2013 gồm các nội dung về chính thể, chủ quyền, lãnh thổ, bản chất và sự phân chia quyền lực chính trị của Nhà nước, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,... Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn, phù hợp lứa tuổi khi thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc xây dựng và phát triển nền chính trị nước nhà.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH kiến THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước CHXHCN VN

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp SGK tr.93, đưa ra và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vở vào khái niệm và vị trí của Hiến pháp.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

1/ Hiến pháp năm 2013 quy định chính thể  của nước Việt Nam là gì?

2/ Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào? Hãy nêu ví dụ thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong trả lời câu hỏi của các HS.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng.

- Gv dẫn chứng ví dụ minh họa: thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ: Trình báo cơ quan công an khi phát hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; từ chối xem, chia sẻ các thông tin tiêu cực, xâm phạm về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

1. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hiến pháp năm 2013 quy định chính thể của nước Việt Nam là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

- Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 15 Nội dung kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 15 Nội dung kinh tế và pháp luật 10 kết nối, GA word bài 15 Nội dung cơ bản của hiến pháp

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức

Giải kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ gi
Giải SBT kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. T
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với nhiều cách khác
Phiếu làm bài trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi,
Giáo án kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 10 kết
Đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề

Giáo án kinh tế và pháp luật kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ