KTPL 10 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 13 Thực hiện pháp luật (2 tiết)

Mẫu giáo án bài 13 Thực hiện pháp luật (2 tiết) - kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hình thức thực hiện pháp luật.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc chấp hành pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện pháp luật của Nhà nước; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

+ Năng lực phát triển bản thân: Lựa chọn được các hình thức thực hiện pháp luật phù hợp với bản thân khi tham gia các quan hệ xã hội.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: hiểu được một số vấn đề cơ bản về thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật và lứa tuổi.

  1. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện pháp luật.

- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
  • Tranh/ảnh, clíp, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS về chủ đề bài học; Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung: GV gọi một vài HS chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà các em biết hoặc chứng kiến và nêu nhận xét về hình huống đó.
  4. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV mời 2 nhóm HS (mỗi nhóm 2-3 người). Lần lượt từng nhóm kể tên các hành vi thực hiện pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Nhóm nào kể đúng, nhiều hơn trong cùng một thời gian sẽ thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, liên hệ thực tế tại địa phương, gia đình để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: thực hiện tốt pháp luật giao thông đường bộ góp phần bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn, thuận lợi,... giúp cho xã hội phát triển ổn định, cuộc sống của người dân được bảo đảm. Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội, là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân nhưng pháp luật chỉ phát huy tác dụng khi được mọi cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Thực hiện các quy định pháp luật nói chung là trách nhiệm của mọi công dân. Bài học này sẽ giúp các em hiểu thế nào là thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH kiến THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thực hiện pháp luật.
  2. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp SGK, đưa ra và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vởvào vở khái niệm về pháp luật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN  SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

1/ Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh. Đó có phải là nghĩa vụ của họ không? Vì sao?

2/ Thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn đời sống?

 
   

 

 

- Sau khi HS đưa ra câu trả lời,GV tiếp tục đặt câu hỏi: Để pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của công dân thì Nhà nước cần phải làm gì? Công dân phải làm gì?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận về các nội dung.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận:

1/ Các nhân vật trong tranh đang dọn vệ sinh trên bãi biển nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển. Đây là việc làm đúng, thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân mà pháp luật đã quy định trong Hiến pháp và Luật Bảo vệ môi trường.

2/ Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện pháp luật là góp phần tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định, theo định hướng mà Nhà nước đặt ra.

 - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng khái niệm pháp luật.

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

 

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

 

- Để pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của công dân

+ Nhà nước cần công bố công khai, minh bạch pháp luật, tổ chức tuyên truyền, tạo điều kiện để mọi người dân có thể tiếp cận pháp luật, tìm hiểu pháp luật; đồng thời giải thích, hướng dẫn người dân thực hiện pháp luật, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Công dân phải chủ động tìm hiểu pháp luật, tự giác thực hiện pháp luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

+ Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo sau khi ban hành pháp luật. Nếu như việc xây dựng, ban hành pháp luật là quá trình mô hình hoá các quy tắc xử sự theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình đưa các quy tắc xử sự đã được quy phạm hoá trở thành khuôn mẫu, thước đo đối với các hành vi cụ thể của cá nhân, tổ chức, bắt buộc mọi người phải thực hiện (bằng quyền lực nhà nước) khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

Vì vậy, nếu coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật thì thực hiện pháp luật là quá trình đưa pháp luật trở lại với đời sống và trở thành hoạt động thường xuyên của các cá nhân, tổ chức, cơ quan.

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 13 Thực hiện kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 13 Thực hiện kinh tế và pháp luật 10 kết nối, GA word bài 13 Thực hiện pháp luật (2 tiết)

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức

Giải kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ gi
Giải SBT kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. T
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với nhiều cách khác
Phiếu làm bài trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi,
Giáo án kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 10 kết
Đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề

Giáo án kinh tế và pháp luật kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ