Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 21 Hệ thống nhiên liệu

Mẫu giáo án bài 21 Hệ thống nhiên liệu - công nghệ cơ khí 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ cơ khí 11 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
  • Mô tả được cấu tạo, giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến hệ thống nhiên liệu, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ

  • Mô tả được cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
  • Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
  • Mô tả được cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  • Giải thích được nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 21: hình ảnh sơ đồ hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí, hình ảnh sơ đồ hệ thống nhiên liệu phun xăng, hình ảnh sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu về động cơ đốt trong.
  3. b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:

Ô tô thường sử dụng những loại nhiên liệu gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.

- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.

Gợi ý trả lời:

Ô tô, tàu thủy, tàu hỏa thường sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 21. Hệ thống nhiên liệu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được nhiệm vụ, phân loại, hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí và hệ thống nhiên liệu phun xăng.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- GV kết luận về nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

1. Nhiệm vụ

- Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và không khí để tạo thành hỗn hợp không khí – nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng được phân loại như thế nào?

- GV kết luận về phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Phân loại

- Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng được phân thành hai loại chính:

+ Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.

+ Hệ thống nhiên liệu phun xăng.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí (hình 21.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr94)

+ Quan sát hình 21.1, cho biết cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí

a) Cấu tạo

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr94)

Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí gồm: thùng nhiên liệu, bầu lọc, bơm chuyển và bộ chế hòa khí.

 

b) Nguyên lí làm việc

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr94)

+ Xăng được bơm hút từ bình xăng qua bầu lọc đến bầu phao của bộ chế hòa khí.

+ Ở kì nạp, áp suất xilanh giảm, không khí được hút qua bầu lọc không khí rồi vào họng khuếch tán.

+ Tại họng khuếch tán, xăng được hút từ bầu phao của bộ chế hòa khí hào trộn với không khí tạo thành hỗn hợp và nạp vào xi lanh.

+ Lượng hỗn hợp nạp vào xilanh động cơ được điều chỉnh bởi bướm ga.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu phun xăng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống nhiên liệu phun xăng (hình 21.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi (SGK – tr95)

+ Quan sát hình 21.2, cho biết cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu phun xăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và gợi ý HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Hệ thống nhiên liệu phun xăng

a) Cấu tạo

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr95)

- Cấu tạo chung của hệ thống nhiên liệu phun xăng gồm: thùng nhiên liệu, bơm xăng, lọc xăng, bộ ổn định áp suất, vòi phun, bộ điều khiển trung tâm (ECU: Electronic Control Unit).

 

b) Nguyên lí làm việc

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr95)

+ Bơm xăng hút xăng từ bình xăng qua bầu lọc xăng và đưa đến bộ ổn định áp suất. Xăng từ bộ ổn định áp suất được đưa đến vòi phun.

+ Ở kì nạp áp suất trong xilanh giảm, không khí được hút qua bầu lọc không khí vào đường ống nạp.

+ Khi nhận được tín hiệu từ các cảm biến, bộ điều khiển trung tâm ECU tính toán lượng xăng phun và ra tín hiệu điều khiển vòi phun.

+ Vòi phun tín hiệu phun xăng từ ECU thực hiện phun nhiên liệu phù hợp với lưu lượng không khí nạp để tạo thành hỗn hợp khí và nạp vào xilanh động cơ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được nhiệm vụ, phân loại, hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường và hệ thống
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 21 Hệ thống công nghệ cơ khí 11 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 21 Hệ thống công nghệ cơ khí 11 cánh diều, GA word bài 21 Hệ thống nhiên liệu

Kho tài liệu Công nghệ 11 cánh diều

Giải công nghệ 11 cánh diều dễ hiểu
Giải công nghệ 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, ch
Giải SBT công nghệ 11 cánh diều dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải chuyên đề công nghệ 11 cánh diều
Giải chuyên đề công nghệ 11 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn
Phiếu làm bài trắc nghiệm công nghệ 11 cánh diều
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 11 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc n
Giáo án công nghệ 11 cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 11 cánh diều. C
Đề kiểm tra công nghệ 11 cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 11 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học k

Giáo án công nghệ cánh diều bản chuẩn, đầy đủ