Các bài khác
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 1 Khái quát về cơ khí chế tạo
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 2 Quy trình chế tạo cơ khí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 3 Khái quát về vật liệu cơ khí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 4 Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 5 Thực hành Nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí thông dụng
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài bài Ôn tập chủ đề 1 và chủ đề 2
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 6 Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 7 Phương pháp gia công không phoi
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 8 Phương pháp gia công cắt gọt
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 9 Quy trình gia công chi tiết
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 10 Dự án Gia công giá treo đồ trang trí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài Ôn tập chủ đề 3
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 11 Quá trình sản xuất cơ khí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 12 Dây chuyền sản xuất tự động sử dụng robot công nghiệp
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 13 Cách mạng công nghiệp 4.0 với tự động hoá quá trình sản xuất
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 14 An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài Ôn tập chủ đề 4
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 15 Khái quát về cơ khí động lực
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 16 Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 17 Khái quát về động cơ đốt trong
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 18 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 19 Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 20 Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 21 Hệ thống nhiên liệu
- Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 22 Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 15 Khái quát về cơ khí động lực
Mẫu giáo án bài 15 Khái quát về cơ khí động lực - công nghệ cơ khí 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ cơ khí 11 cánh diều
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
CHỦ ĐỀ 5: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
BÀI 15: KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
BÀI 15: KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được cấu tạo, vai trò của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
- Kể tên một số máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến khái quát về cơ khí động lực, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ
- Trình bày được cấu tạo của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
- Trình bày được vai trò của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
- Kể tên được một số máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ nêu ra trong bài học. Tích cực sưu tầm hình ảnh một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực và công dụng của chúng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 15: hình ảnh sơ đồ chung của hệ thống cơ khí động lực, hình ảnh động cơ xe máy, hình ảnh một số dạng truyền động, hình ảnh truyền động xích xe máy,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu về hệ thống cơ khí động lực.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.
Gợi ý trả lời:
Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực là động cơ đốt trong.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 15. Khái quát về cơ khí động lực.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo chung của hệ thống cơ khí động lực
- a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, các bộ phận chính của hệ thống cơ khí động lực.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và rút ra được khái niệm và cấu tạo chung của hệ thống cơ khí động lực.
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm, các bộ phận chính của hệ thống cơ khí động lực.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sơ đồ chung của hệ thống cơ khí động lực (hình 15.1) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời câu hỏi sau: + Nêu các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực. - GV nêu các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực. - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Ví dụ (SGK – tr69) để tìm hiểu về hệ thống cơ khí động lực của xe máy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
I. CẤU TẠO CHUNG HỆ THỐNG CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 1. Sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực - Hệ thống cơ khí động lực thường bao gồm: nguồn động lực, hệ thống truyền động và máy công tác được liên kết với nhau. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr69) 1. Vai trò của nguồn động lực là gì? 2. Kể tên một số máy móc, thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực. - GV chiếu hình ảnh động cơ xe máy (hình 15.2) cho HS quan sát và yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Ví dụ (SGK – tr70) - GV kết luận về nội dung nguồn động lực. - GV chiếu hình ảnh một số dạng truyền động (hình 15.3) cho HS quan sát, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi (SGK – tr70) 1. Hệ thống truyền động có vai trò gì trong hệ thống cơ khí động lực? 2. Kể tên và nêu vai trò của một số hệ thống truyền động cơ khí. - GV nêu vai trò của hệ thống truyền động và một số dạng truyền động. - GV chiếu hình ảnh truyền động xích xe máy (hình 15.4) cho HS quan sát, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Ví dụ (SGK – tr71) và trả lời câu hỏi (SGK – tr71) 1. Trên xe máy có những hệ thống truyền động nào? Cho biết vai trò của hệ thống đó. 2. Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thực hiện bằng cách nào? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung hệ thống truyền động. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr71) 1. Nêu vai trò của máy công tác. 2. Kể tên một số máy công tác trên các hệ thống cơ khí động lực thường gặp trong cuộc sống. 3. Quan sát hình 15.5 và cho biết các máy công tác này thực hiện nhiệm vụ gì? - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Ví dụ (SGK – tr71). - GV kết luận về nội dung máy công tác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. Các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực a) Nguồn động lực *Trả lời câu hỏi (SGK – tr69) 1. Nguồn động lực có vai trò cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động. 2. Một số máy móc, thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực: ô tô, tàu hỏa, xe máy, công nông, máy cày,… *Kết luận - Nguồn động lực có vai trò sinh ra công suất và momen kéo máy công tác. - Nguồn động lực gồm nhiều loại: động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực,…
b) Hệ thống truyền động *Trả lời câu hỏi (SGK – tr70) 1. Hệ thống truyền động có vai trò thực hiện truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ nguồn động lực đến máy công tác. 2. Một số hệ thống truyền động cơ khí gồm: + Hệ thống truyền động xe máy, có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay momen từ động cơ đến bánh sau xe máy. + Hệ thống truyền động đai của máy xay xát, có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ động cơ đến bộ phận xay xát. *Kết luận - Hệ thống truyền động gồm nhiều loại có cấu tạo và nguyên lí làm việc khác nhau như truyền động cơ khí, thủy lực,… - Truyền động cơ khí thường gồm các loại: truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động các đăng. *Trả lời câu hỏi (SGK – tr71) 1. Trên xe máy có các hệ thống truyền động: li hợp, hộp số, bộ truyền xích, truyền lực các đăng. + Li hợp có vai trò truyền, ngắt chuyển động, công suất từ động cơ ra hộp số. + Hộp số có vai trò thay đổi tỉ số truyền nhằm làm thay đổi số vòng quay, mômen từ động cơ đến bộ truyền xích hoặc truyền lực các đăng. + Bộ truyền xích dùng để truyền và biến đổi số vòng quay, mômen từ trục ra của hộp số đến bánh sau của xe máy. + Truyền lực các đăng dùng để truyền mômen từ trục ra của hộp số đến bánh sau của xe máy. 2. Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thay đổi cấp số của hộp số nhằm mục đích thay đổi tỉ số truyền.
c) Máy công tác *Trả lời câu hỏi (SGK – tr71) 1. Máy công tác nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực. 2. Một số máy công tác thường gặp: lưỡi cày của máy cày, lưỡi cưa của máy cưa, lưỡi cắt cỏ của máy cắt cỏ, bánh xe ô tô chủ động,… 3. + Bánh sau xe máy (hình 15.5a) có nhiệm vụ làm cho xe máy chuyển động. + Chân vịt tàu thủy (hình 15.5b) có nhiệm vụ đẩy tàu thủy chuyển động. + Máy xay xát (hình 15.5c) có nhiệm vụ xay xát thóc, một số loại hạt,…
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
- a) Mục tiêu: HS trình bày được một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và trình bày được một số phương tiện giao thông và một số máy móc xây dựng.
- c) Sản phẩm học tập: HS nêu được một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
- d) Tổ chức thực hiện:
Thông tin tải tải liệu
Nhận xét
Đánh giá trung bình
Chi tiết
Kho tài liệu Công nghệ 11 cánh diều
Giáo án lớp 11 cánh diều chương trình mới bản chuẩn
1. Giáo án ban tự nhiên
- Giáo án toán 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án vật lí 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án sinh học 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án hoá học 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án tiếng anh 11 cánh diều chuẩn nhất
2. Giáo án ban xã hội
- Giáo án ngữ văn 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án lịch sử 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Địa lí 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều chuẩn nhất
3. Giáo án các môn khác
Giáo án công nghệ cánh diều bản chuẩn, đầy đủ
Công nghệ cánh diều THPT
- Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án công nghệ 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án công nghệ 12 cánh diều chuẩn nhất
Công nghệ cánh diều THCS
- Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Công nghệ 7 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Công nghệ 9 Cánh diều chuẩn nhất