Công nghệ cơ khí 11 cánh diều: Tải giáo án bài 18 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Mẫu giáo án bài 18 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong - công nghệ cơ khí 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ cơ khí 11 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được ý nghĩa một số thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong.
  • Giải thích được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ

  • Kể tên được một số thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong.
  • Giải thích được ý nghĩa một số thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong.
  • Giải thích được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 18: hình ảnh lược đồ động cơ đốt trong, hình ảnh thể tích xilanh, hình ảnh cấu tạo động cơ 4 kì,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định nhu cầu tìm hiểu về các thông số kĩ thuật cơ bản và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
  3. b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:

Cho biết bugi xe máy có tác dụng gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.

- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra.

Gợi ý trả lời:

Bugi xe máy có tác dụng đánh lửa tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu (xăng) và không khí để động cơ làm việc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 18. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số thuật ngữ cơ bản của động cơ đốt trong

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm một số thuật ngữ cơ bản của động cơ đốt trong.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu được một số thuật ngữ cơ bản.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm một số thuật ngữ cơ bản của động cơ đốt trong.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về điểm chết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh lược đồ động cơ đốt trong (hình 18.1) cho HS quan sát và đặt câu hỏi:

+ Điểm chết là gì?

+ Điểm chết trên và điểm chết dưới là gì?

- GV kết luận về khái niệm điểm chết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN

1. Điểm chết

- Điểm chết là vị trí tại đó pít tông đổi chiều chuyển động.

- Điểm chết trên (ĐCT) là vị trí pít tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

- Điểm chết dưới (ĐCD) là vị trí pít tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về hành trình pít tông (S)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu khái niệm hành trình pít tông.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr78)

1. Chỉ ra các điểm chết trên hình 18.1 và cho biết vận tốc pít tông tại các điểm chết.

2. Tìm mối liên hệ giữa hành pít tông S và bán kính quay R của trục khuỷu.

- GV kết luận về nội dung hành trình pít tông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hành trình pít tông (S)

- Hành trình pít tông (S) là quãng đường của pít tông di chuyển giữa hai điểm chết.

 

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr78)

1. Vận tốc pít tông tại các điểm chết bằng 0.

2. Mối liên hệ giữa hành pít tông S và bán kính quay R của trục khuỷu: S = 2R.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về các thể tích xi lanh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh thể tích xi lanh (hình 18.2) cho HS quan sát và đặt câu hỏi:

+ Thể tích toàn phần Va là gì?

+ Thể tích buồng cháy Vc là gì?

+ Thể tích công tác Vh là gì?

- GV giới thiệu biểu thức tính thể tích công tác.

- GV kết luận về nội dung các thể tích xi lanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Các thể tích xi lanh

- Thể tích xi lanh là không gian bên trong xilanh được giới hạn bởi đỉnh pít tông, xilanh và nắp máy.

+ Thể tích toàn phần Va là thể tích xilanh khi pít tông ở ĐCD.

+ Thể tích buồng cháy Vc là thể tích xilanh khi pít tông ở ĐCT.

+ Thể tích công tác Vh là thể tích xilanh và hai tiết diện đi qua các điểm chết.

- Xilanh có đường kính D, hành trình pít tông S thì thể tích công tác được tính bằng biểu thức:

 

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về tỉ số nén

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tỉ số nén là gì?

+ Nêu tỉ số nén của động cơ xăng và động cơ diesel.

- GV kết luận về tỉ số nén.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi (SGK – tr79)

1. Vì sao động cơ có thể tích công tác càng lớn thì công suất càng lớn?

2. Tìm biểu thức liên hệ giữa tỉ số nén và thể tích công tác Vh.

- Sau khi HS trả lời, GV tổng kết về tỉ số nén.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Tỉ số nén

- Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy, kí hiệu tỉ số nén là .

- Động cơ xăng thường có tỉ số nén  = 6 – 12.

- Động cơ Diesel thường có tỉ số nén  = 14 – 25.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr79)

1. Động cơ có thể tích công tác lớn nạp được nhiều hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong một chu trình công tác. Do đó, tổng năng lượng nhiệt sinh ra lớn nên phát ra công suất càng lớn.

2.

 

 

Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu về chu trình công tác

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chu trình công tác của động cơ gồm những quá trình nào?

- GV kết luận về nội dung chu trình công tác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

5. Chu trình công tác

- Động cơ đốt trong làm việc lặp đi lặp lại bốn quá trình: nạp, nén, cháy – giãn nở và thải. Bốn quá trình này tạo thành chu trình công tác của động cơ.

Nhiệm vụ 6. Tìm hiểu về kì

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu khái niệm kì.

- GV kết luận về nội dung kì.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

6. Kì

- Kì là một phần của chu trình công tác khi pít tông di chuyển được một hành trình.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì

  1. a) Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo chung, giải thích được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm và nêu cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của động cơ xăng và động cơ Diesel 4 kì.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được cấu tạo chung, giải thích được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 18 Nguyên lí công nghệ cơ khí 11 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 18 Nguyên lí công nghệ cơ khí 11 cánh diều, GA word bài 18 Nguyên lí làm việc của động cơ

Kho tài liệu Công nghệ 11 cánh diều

Giải công nghệ 11 cánh diều dễ hiểu
Giải công nghệ 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, ch
Giải SBT công nghệ 11 cánh diều dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải chuyên đề công nghệ 11 cánh diều
Giải chuyên đề công nghệ 11 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn
Phiếu làm bài trắc nghiệm công nghệ 11 cánh diều
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 11 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc n
Giáo án công nghệ 11 cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 11 cánh diều. C
Đề kiểm tra công nghệ 11 cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 11 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học k

Giáo án công nghệ cánh diều bản chuẩn, đầy đủ