Toán 6 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 5 Thứ tự thực hiện các phép tính

Mẫu giáo án bài 5 Thứ tự thực hiện các phép tính - toán 6 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình toán 6 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT 6+ 7- BÀI 5. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH.

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

- Biết thực hiện đúng thứ tự các phép tính trong một biểu thức.

- Biết sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị của biểu thức.

  1. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Tính được giá trị biểu thức số, biểu thức chữ bằng cách vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

+ Lập được biểu thức tính kết quả của một số bài toán thực tiễn quen thuộc.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

  1. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT, máy tính xách tay có cài sẵn phần mềm giả lập máy tính Casio fx – 570 VN PLUS, máy chiếu.

2 – HS: Đồ dùng học tập; SGK; SBT; máy tính cầm tay.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu

+ Gây chú ý để HS quan tâm tới thứ tự thực hiện các phép tính.

  1. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK hoàn thành yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Nhận biết được kiến thức chuẩn bị tìm hiểu trong bài.
  3. Tổ chức thực hiện:

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-  GV yêu cầu HS thực hiện phép tính:

6 – ( 6 : 3 + 1) . 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện tính theo suy nghĩ cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV hỏi đáp nhanh đáp án của tất cả HS và gọi 1 vài HS nếu cách thực hiện phép tính.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó đặt vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học mới: “ Muốn biết kết quả của bạn nào đúng, bạn nào sai. Tại sao bạn này đúng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thứ tự thực hiện phép tính

  1. Mục tiêu:

+ Nhớ lại và nhận biết được một đối tượng đã cho có phải là biểu thức hay không.

+ Nhận biết và nắm được hệ thống các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

+ Kiểm tra khả năng nhận biết các kiến thức và vận dụng vào đời sống.

  1. Nội dung:

+ GV giảng, trình bày.

+ HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.

  1. Sản phẩm: Kết quả của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS nhớ và nhắc lại về biểu thức.

- GV chốt lại khái niệm biểu thức một cách ngắn gọn: Gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa của các con số hoặc chữ.

( GV không bắt HS học thuộc mà chỉ cần HS nhận biết được đối tượng cụ thể cho có phải là biểu thức không)

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành HĐKP.

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc hiểu quy ước về thực hiện các phép tính trong một biểu thức .

- GV phân tích và lấy Ví dụ cho HS dễ hình dung (GV vừa giảng vừa bao quát lớp bảo đảm 100% ghi chép đầy đủ, chính xác):

v Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ ( hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì thực hiên các phép tính từ trái qua phải, chẳng hạn:

 

·   52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55

·   60 : 10 × 5 = 30

Nếu có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng và trừ, chẳng hạn:

·   10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16

               = 10 + 32 = 42

v Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước. Chẳng hạn:

·   ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3

Nếu có các dấu ngoặc tròn ( ) , dấu ngoặc vuông [ ], dấu ngoặc nhọn { } thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính  trong dấu ngoặc nhọn. Chẳng hạn:

·   {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9

= 15 + 2.[8-2]} : 9

= {15 + 2.6} : 9

= {15+12} :9

     = 27 : 9 = 3

- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 được trình bày trong SGK – tr19.

- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc để hoàn thành Thực hành 1 ( 2 HS lên bảng trình bày).

- GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm hoàn thành Thực hành 2( 2 HS lên bảng trình bày).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ.

- HS giơ tay, trình bày bảng, cácHS khác hoàn thành vở.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa lại đáp án, cho 1 vài HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức và đánh giá quá trình học của HS.

1. Thứ tự thực hiện phép tính

HĐKP:

Có các kết quả khác nhau đó vì:

+ An có kết quả bằng 0 vì An thực hiện lần lượt các phép tính từ trái sang phải (sai thứ tự các phép tính):

6 – 6 : 3 . 2 = 0 : 3. 2 = 0

+ Bình có kết quả bằng 2 vì Bình thực hiện đúng theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau:

6 – 6 : 3 . 2 = 6 – 2. 2 = 6 - 4 = 2

+ Chi có kết quả bằng 5 vì Chi thực hiện 3.2 trước ( sai thứ tự phép tính):

6 – 6 : 3 . 2 = 6 – 6 : 6= 6 -1 = 5

* Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

- Với các biểu thức không có  dấu ngoặc: Lũy thừa  Nhân và chia  Cộng và trừ

VD:

·   52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55

·   60 : 10 × 5 = 30

·   10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16

               = 10 + 32 = 42

- Với các biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau:

( )  [ ]  { }

VD:

·   ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3

·   {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9

= 15 + 2.[8-2]} : 9

= {15 + 2.6} : 9

= {15+12} :9

     = 27 : 9 = 3

Thực hành 1:

a) 72 . 19 - 362 : 18 = 1368 – 72 = 1296.

b) 750 : {130 – [(5 . 14 – 65)3 + 3]} 

= 750 : {130 – [(70 – 65)3 + 3]}

= 750 : {130 – [(5)3 + 3]}

= 750 : (130 – 128)

= 750 : 2

= 375

Thực hành 2:

a) (13x- 122) : 5 = 5

 13x- 122 = 25

 13x = 25 + 122

 13x = 25 + 144

 13x = 169

 x = 169 : 13 

=> x = 13

b) 3x [82 - 2.(25 - 1)] = 2 022

 3x = 2 022: [82 - 2 . (25 - 1)]

 3x = 2 022 : [ 64 – 2.31]

 3x = 2 022 : 2

 x = 1 011 : 3

=> x = 337

Hoạt động 2: Sử dụng máy tính cầm tay

  1. Mục đích:

- HS biết chức năng và sử dụng một số phím chức năng chính của máy tính: Mở (tắt) máy; Xóa màn hình ; Chọn chế độ tính toán số học ; Nhận kết quả.

- HS biết thực hiện các phép tính số học cơ bản : Cộng, trừ, nhân, chia hai số tự nhiên ; Lũy thừa của một số tự nhiên ; Bình phương ; Lập phương ; Tìm thương ( và dư, nếu có).

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 5 Thứ tự toán 6 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 5 Thứ tự toán 6 chân trời, GA word bài 5 Thứ tự thực hiện các phép tính

Kho tài liệu Toán 6 chân trời sáng tạo

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn
Giải SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải chuyên đề Toán 6 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm Toán 6 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm toán 6 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập tr
Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn toán 6 chân trời sáng tạ
Đề kiểm tra Toán 6 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi toán 6 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Giữa h