Toán 6 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 2 Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

Mẫu giáo án bài 2 Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân - toán 6 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình toán 6 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 49 + 50 + 51 + 52 – BÀI 2: : HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận dạng các hình trong bài.

- Mô tả một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của chữ nhật, hình thoi,  hình bình hành, hình thang cân.

  1. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân bằng các dụng cụ học tập.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

  1. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt

+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..

+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.

2 - HS :

+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...

+ Giấy A4, kéo.

+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS.

- Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.

  1. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
  2. c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu slide về bức tranh, diều, tấm bìa, mái nhà rông và đặt câu hỏi: “Quan sát hình dạng của bức tranh, cái diều, tấm bìa, mái nhà rông, em có biết đó là các hình gì?

   

- GV cho lần lượt các tổ trưng bày hình ảnh, sản phẩm về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân đã giao trước đó.

- GV tổng kết số sản phẩm của các tổ và trao thưởng cho tổ chuẩn bị được nhiều đồ vật, hình ảnh về các hình nhất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi và trình bày.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ báo cáo số lượng đồ vật, hình ảnh đã sưu tầm được như GV đã giao nhiệm vụ.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang là các hình mà chúng ta thường gặp trong đời sống thực tế và đã được làm quen ở Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các hình như thế, từ đó chúng ta có thể vẽ, cắt, ghép các hình để làm một số đồ dùng hoặc trang trí nơi học tập của mình.” => Bài mới

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hình chữ nhật

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được hình chữ nhật.

- HS mô tả được cạnh , góc, đường chéo của hình chữ nhật.

- HS nhận biết được sự bằng nhau của các góc, các cạnh , đường chéo của hình chữ nhật.

- HS vẽ được hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh.   

  1. b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm:

- HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành, Vận dụng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn và cho HS trao đổi  thực hiện HĐKP1.

- GV dẫn dắt và cho HS quan sát hình chữ nhật ở Hình 2 và trả lời các câu hỏi sau và rút ra nhận xét về các đặc điểm của hình chữ nhật:

+ Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD.

+ Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD.

+ Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.

( GV lưu ý lại cho HS cách đo góc, đo độ dài cạnh).

- GV cho một, hai HS phát biểu lại  về các đặc điểm của HCN như trong SGK.

- GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 1.

- GV cho HS trao đổi, hoàn thành Vận dụng 1.

- GV hướng dẫn HS cách vẽ HCN theo các bước đã hướng dẫn phần Thực hành 2 và sau đó cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật. (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ):

Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4cm, AD =  3cm:

+ Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm và đoạn thẳng AD = 3cm vuông góc với nhau.

+ Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB.

+ Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với AD.

Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.

=> Ta được hình chữ nhật ABCD.

- GV trình bày lên bảng hoặc trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình chữ nhật trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.

- GV cho HS suy nghĩ, thảo luận nhóm hoàn thành Vận dụng 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát SGK, lắng nghe, ghi chú và thực hiện hoàn thành theo yêu cầu của GV.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS: Hoàn thành vở, trình bày miệng, trình bày bảng.

- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình chữ nhật, cách vẽ hình chữ nhật.

1. Hình chữ nhật

HĐKP1:

a) Sau khi đo và so sánh ta thấy:

- Các góc của hình chữ nhật ABCD bằng nhau.

- Các cặp cạnh đối AB và CD, AD và BC bằng nhau.

b) Ta thấy hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD song song với nhau.

c) Ta thấy hai đường chéo AD và BD bằng nhau.

=> Hình chữ nhật ABCD ( Hình 2) có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB = CD; BC = AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.

- Bốn góc đỉnh A, B, C, D bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường:

AC = BD và OA = OC; OB = OD.

Thực hành 1:

Các đoạn OM, ON, OP, OO có độ dài bằng nhau.

Vận dụng 1:

Thực hành 2: Vẽ hình chữ nhật

Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4cm, AD = 3cm.

 
   

 

 

 

 

 

Vận dụng 2:

Bước 1: Ta gấp đôi 2 lần hình chữ nhật.

Bước 2: Mở hình chữ nhật đã gấp ra.

Bước 3: Dùng kéo cắt theo đường của các nếp gấp để thành 4 hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng.

Hoạt động 2: Hình thoi

  1. a) Mục tiêu:

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 2 Hình chữ toán 6 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 2 Hình chữ toán 6 chân trời, GA word bài 2 Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình

Kho tài liệu Toán 6 chân trời sáng tạo

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn
Giải SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải chuyên đề Toán 6 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề toán 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm Toán 6 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm toán 6 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập tr
Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn toán 6 chân trời sáng tạ
Đề kiểm tra Toán 6 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi toán 6 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Giữa h