Mĩ thuật 6 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 13 Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống

Mẫu giáo án bài 13 Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống - mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

BÀI 13: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI HÌNH ẢNH TRONG CUỘC SỐNG

(Thời lượng: 2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Hình ảnh trong cuộc sống thường ngày làm chất liệu trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật;

- Cách khai thác hình ảnh trong TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

+ Biết và sử dụng được đường nét, màu sắc để thể hiện SPMT về cuộc sống thường ngày;

 

+ Phân tích được mối liên hệ giữa mĩ thuật với cuộc sống thường ngày.

  1. Phẩm chất

Có ý thức tìm hiểu sự phong phú của các hoạt động thường ngày cũng là chất liệu trong sáng tác mĩ thuật qua đó hình thành kĩ năng quan sát đối với những động tác, dáng người, màu sắc thể hiện SPMT liên quan đến chủ để.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Một số hình ảnh, clip liên quan đến việc làm trong cuộc sống thường ngày trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát;

- Một SPMT liên quan đến chủ đề Cuộc sống thường ngày gần gũi ở địa phương để làm

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống thường ngày em thường làm những việc gì ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Quets nhà, rửa bát, tưới cây,...

- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về việc sáng tạo các hình ảnh thường ngày để vẽ tranh , chúng ta cùng tìm hiểu Bài 13: Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT

  1. Mục tiêu:

- Tìm hiểu về những tư thế, hình dáng đẹp từ những hoạt động thường ngày.

- Tìm hiểu cách sắp xếp hình, sử dụng màu để thể hiện TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.

  1. Nội dung:

- HS quan sát một số hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 55.

- HS thảo luận nội dung trong phần Em có biết ở SGK Mĩ thuật 6, trang 56 để tìm

ý tưởng, khai thác hình ảnh từ hoạt động thường ngày trong sáng tác của hoạ sĩ Mai

Trung Thứ.

  1. Sản phẩm học tập:

Ghi nhớ, ghi chép một số tư thế, hình dáng đẹp làm tư liệu trong sáng tạo SPMT theo chủ để.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 55, quan sát ảnh minh hoạ về một số phác thảo dáng người thể hiện hoạt động thường ngày và yêu cầu HS thực hiện yêu cầu trong SGK.

+ Ghi chép bằng hình vẽ các tư thế, hình dáng đẹp.

+ Lựa chọn màu sắc để thể hiện SPMT theo chủ để.

- GV cho HS mở SGK AM thuật 6, trang 56, quan sát hai TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ và đặt câu hỏi:

+ Những dáng người nào được thể hiện trong hai tác phẩm này?

+ Những tác phẩm này có màu sắc, chất liệu như thế nào?

+ Em học được øì về cách tạo hình, sắp xếp nhân vật trong hai bức tranh này?

- GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết để hiểu hơn về những sáng tác của hoạ sĩ và

hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu về sự nghiệp và tác phẩm của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Quan sát

- Một số phác họa dáng người trong cuộc sống thường ngày :

+ Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động thường ngày như ngồi, đứng; bán thân - toàn thân; chính diện - 3⁄4 - 1⁄2.

+ Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến mối tương quan giữa tay, chân, đầu, thân người sao cho hài hoà, thuận mắt.

HOẠT ĐỘNG 2 : Thể hiện

  1. Mục tiêu:

- Biết các bước thể hiện một SPMT 3D từ vật liệu sẵn có, tái sử dụng;

- Thực hiện một SPMT theo chủ để bằng hình thức nặn hoặc vẽ.

  1. Nội dung:

- HS quan sát các bước thực hiện SPMT trong SGK Mĩ thuật 6, trang 57.

- HS quan sát một số SPMT đã hoàn thành với các chất liệu khác nhau ở trong SGK

Mĩ thuật 6, trang 58 để tìm ý tưởng thể hiện sản phẩm của mình.

  1. Sản phẩm học tập:

SPMT thể hiện về hoạt động trong cuộc sống thường ngày.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS phân tích các bước thực hiện SPMT thể hiện việc làm trong cuộc sống ở

SGK Mĩ thuật 6, trang 57 để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu.

- GV lưu ý HS thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc trang trí cần tươi sáng

để sản phẩm trở nên sinh động.

- Về ý tưởng: Thể hiện việc làm nào? Dáng và động tác tiêu biểu của việc làm này như

thế nào? Ngoài hình ảnh thể hiện về việc làm, có thể hiện thêm hình ảnh nào khác?

- Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết

hợp nhiều chất liệu? GV có thể nói qua về hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu

đem đến, ví dụ như: nhẫn hay thô ráp; cảm giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

- Sản phẩm mĩ thuật của HS.

 

- Các bước thực hiện một SPMT thể hiện trong cuộc sống :

+ Cắt bìa tạo hình chân ghế

+ Gắn que kem lên chân ghế

+ Tạo hình ghế từ bìa và que kem

+Vẽ, trang trí bìa hình học sinh, quyển sách và cắt rời.

+ Vẽ trang trí trên bìa tạo thảm cỏ

+ Gắn hình trang trí học sinh, quyển sách lên ghế, đặt chân lên thảm cỏ và hoàn thiện sản phẩm.

HOẠT ĐỘNG 3 : THẢO LUẬN

  1. Mục tiêu:

- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.

- Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.

- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 58.

  1. Sản phẩm học tập:

Cảm nhận, phân tích được SPMT về chủ để Cuộc sống thường ngày của cá nhân và

các bạn

  1. Tổ chức thực hiện:

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 13 Sáng tạo mĩ thuật 6 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 13 Sáng tạo mĩ thuật 6 kết nối, GA word bài 13 Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh

Kho tài liệu Mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải mĩ thuật 6 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải mĩ thuật 6 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập
Giáo án mĩ thuật 6 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn mĩ thuật 6 kết nối tri t
Đề kiểm tra mĩ thuật 6 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa

Giáo án mĩ thuật kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ