Mĩ thuật 6 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 11 Hòa sắc trong tranh chủ đề lễ hội

Mẫu giáo án bài 11 Hòa sắc trong tranh chủ đề lễ hội - mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 6: SẮC MÀU LỄ HỘI

BÀI 11: HÒA SẮC TRONG TRANH CHỦ ĐỀ LỄ HỘI

 (Thời lượng: 2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Khai thác hình ảnh lễ hội trong thực hành, sáng tạo;

- Hoà sắc trong tranh qua việc sử dụng, kết hợp một số màu thường xuất hiện trong

lễ hội.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

- Thực hiện được việc kết hợp các màu để tạo nên hoà sắc;

- Sử dụng được những màu thường xuất hiện trong lễ hội để tạo nên một hoà sắc chung trong tranh;

- Biết phân tích được hoà sắc trong một TPMT cụ thể.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về sự phong phú của các hoạt động trong lễ hội và vẻ đẹp, giá trị của lễ hội trong đời sống đương đại;

- Trân trọng giá trị của lễ hội tại nơi mình sống hoặc đến tham quan.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học sắc màu lễ hội như: hình ảnh lễ hội; sản phẩm/ TPMT chủ để Sắc mâu lễ hội trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu video một số lễ hội cho HS quan sát, đặt câu hỏi : Kể tên các lễ hội mà em quan sát trong tranh ? Em hãy nêu những hiểu biết của em về lễ hội đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn cách tạo màu sắc trong tranh lễ hội, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 11: Hòa sắc trong tranh chủ đề lễ hội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT

  1. Mục tiêu:

- HS có ý thức về việc quan sát quang cảnh, hoạt động trong lễ hội để hình thành kĩ

năng khai thác hình ảnh từ cuộc sống trong thực hành, sáng tạo theo chủ để.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát quang cảnh, hoạt động trong hình minh hoạ trong SGK

Mĩ thuật 6, trang 46 (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm).

- HS thảo luận và trao đổi về các câu hỏi trang 46, đây là những gợi ý cho việc khai thác hình ảnh lễ hội trong thực hành, sáng tạo.

  1. Sản phẩm học tập:

Có kiến thức về việc khai thác hình ảnh lễ hội để thực hiện SPMT ở hoạt động Thể hiện.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về lễ hội Việt Nam theo vùng, miền, mùa. GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ để:

+ Em biết những lễ hội nào của Việt Nam?

+ Em đã được tham gia lễ hội nào? Nêu vài nét đặc trưng của lễ hội đó.

- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 46, quan sát, tìm hiểu một số hình ảnh về

quang cảnh và hoạt động trong lễ hội và trả lời câu hỏi trong SGK: Các hình ảnh trên diễn tả những hoạt động nào trong lễ hội? (rước kiệu, đua voi)

- GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm, đặc trưng của lễ hội vùng miền:

+ Em kể tên những lễ hội ở miễn núi/ đồng bằng/ sông nước mà em biết.

+ Những lễ hội đó được diễn ra vào thời gian nào trong năm?

- GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của từng lễ hội tiêu biểu của Việt Nam:

+ Đặc trưng của lễ hôi Việt Nam có màu sắc cu thể nào?

+ Em hãy kể tên một số màu đặc trưng đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Quan sát

+ Tên một số lễ hội theo vùng miền: lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (Phú Thọ); lễ hội đến Gióng (Hà Nội); lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận); lễ hội Cầu ngư (Thừa Thiên - Huế); lễ hội Buôn Đôn (Đắk Lắk); lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh),...

+ Đặc trưng về một số lễ hội cụ thể: về hình ảnh, màu sắc, không gian, thời gian,... và ý nghĩa văn hoá của lễ hội.

HOẠT ĐỘNG 2 : Thể hiện

  1. Mục tiêu:

- Các bước cơ bản để thể hiện hoà sắc trong một SPMT 2D, 3D có hình ảnh hoạt động trong lễ hội.

- Thực hiện một SPMT sử dụng một số màu hay xuất hiện trong lễ hội để tạo hoà sắc.

  1. Nội dung:

- HS quan sát các bước thực hiện SPMT 2D, 3D trong SGK Mĩ thuật 6, trang 47 - 48.

- HS thực hiện một SPMT về chủ để lễ hội bằng hình thức nặn hoặc vẽ.

  1. Sản phẩm học tập:

SPMT 2D, 3D có sắc màu lễ hội.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS quan sát hình

minh hoa trong SGK Mĩ thuật 6, trang 47 - 48, để tìm hiểu về cách thể hiện một SPMT về

lễ hội.

- GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 47, 49 để hướng dẫn

HS tìm hiểu về nội dung và cách tạo nên hoà sắc trong một SPMT.

- GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một SPMT có thể trong lĩnh vực mĩ

thuật tạo hình 2D hoặc 3D.

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Em lựa chọn thể hiện quang cảnh và hoạt động nào trong lễ hội để làm SPMT?

+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?

+ Em sử dụng cách nào để thực hiện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

- Sản phẩm mĩ thuật của HS.

- Chủ đề vẻ lễ hội quen thuộc trong các sáng tác mĩ thuật. Nhiều tác phẩm mĩ thuật đã sử dụng những màu sắc tươi vui để thể hiện không khí rộn ràng, náo nức trong lễ hội.

-  Những hoạt động như: đoàn rước, múa.... là nguồn cảm hứng để tạo nên các bố cục hấp dẫn, sinh động.

HOẠT ĐỘNG 3 : THẢO LUẬN

  1. Mục tiêu:

- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.

- Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.

  1. Nội dung:

- HS quan sát SPMT của nhóm.

- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 50.

  1. Sản phẩm học tập: Cảm nhận, phân tích được hoà sắc trong SPMT của cá nhân và các bạn.
  2. Tổ chức thực hiện:

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 11 Hòa sắc mĩ thuật 6 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 11 Hòa sắc mĩ thuật 6 kết nối, GA word bài 11 Hòa sắc trong tranh chủ đề lễ

Kho tài liệu Mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải mĩ thuật 6 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải mĩ thuật 6 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập
Giáo án mĩ thuật 6 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn mĩ thuật 6 kết nối tri t
Đề kiểm tra mĩ thuật 6 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa

Giáo án mĩ thuật kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ