Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều: Tải giáo án bài 15 Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Mẫu giáo án bài 15 Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Trình bày được một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Lựa chọn được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  1. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Nêu được khái niệm và nguyên lí phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Trình bày được năm biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
  • Lựa chọn được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Năng lực chung:

  • Đề xuất một số công việc, hoạt động của bản thân và gia đình để góp phần phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng dạt hiệu quả phòng dịch và bảo vệ môi trường.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức bảo vệ cây trồng khỏi dịch hại, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt của gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK công nghệ 10 – công nghệ trồng trọt
  • Các hình ảnh, video,… về : sâu, bệnh hại cây trồng ở Việt Nam ; các trang thiết bị cơ giới kĩ thuật đồng ruộng, cơ giới – vật lí trong bắt sâu hại ; vỏ nhãn một số loại thuốc trừ sâu ; một số giống cây chịu sâu bệnh, thiên địch ; một số dụng cụ nhỏ dùng trong phòng trừ sâu hại ở địa phương.
  • Máy tính, máy chiếu (trình chiếu hình ảnh, video clip liên quan đến nội dung bài học).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở cho HS một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại và có hứng thú tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi mở đầu, yêu cầu HS thực hiện.
  4. Sản phẩm học tập: HS gọi tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trong Hình 15.1.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS :  Quan sát Hình 15.1 và cho biết tên biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS xung phong trình bày câu trả lời của mình trước lớp.

Gợi ý :

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu ở nước ta.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu Mục 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi :

Hãy nêu tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- GV chia lớp thành 5 nhóm đọc thông tin SGK và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với các mục :

Nhóm 1 : Biện pháp canh tác

-Hãy nêu mục đích cụ thể của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác.

-Mô tả những hoạt động phòng trừ sâu, bệnh trong Hình 15.2.

Gợi ý :

+ Hình A: Làm đất

+ Hình B: Vệ sinh đồng ruộng

+ Hình C: Phun thuốc trừ sâu

+ Hình D: Vun xới gốc cây

+ Hình E: Luân canh cây trồng

+ Hình G: Bón vôi quanh gốc cây

Nhóm 2 : Biện pháp cơ giới vật lí

- Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại là gì ?

- Hãy mô tả những hoạt động phòng trừ sâu hại trong Hình 15.3.

Gợi ý :

- Hình 15.3A: dùng bẫy đèn

- Hình 15.3B: dùng bẫy dính để diệt sâu hại

- Hình 15.3C: dùng vợt bắt sâu

Nhóm 3 : Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh.

- Theo em, giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm gì ?

Nhóm 4 : Biện pháp sinh học

- Biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu, bệnh hại dựa trên cơ sở khoa học nào ?

- Hãy cho biết các thiên địch trong Hình 15.4 tiêu diệt sâu hại ở giai đoạn biến thái nào.

Gợi ý :

·        Ong bắp cày: giai đoạn phôi thai

·        Kiến vàng: trứng, nhộng

·        Bẫy Pheromone: sâu trưởng thành

·        Ong mắt đỏ: trứng, nhộng

·        Sâu bị nhiễm virus NPV: sâu trưởng thành

·        Bọ rùa: trứng, sâu non.

·        Chim sâu: nhộng, sâu trưởng thành

·        Bọ ngựa: nhộng, sâu trưởng thành.

Nhóm 5 : Biện pháp hóa học

- Vì sao phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật ?

- Vì sao khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải phun đều, không được phun ngược chiều gió, không phun lúc trời mưa ?

- Quan sát Hình 15.5 và cho biết những hoạt động nào nên hay không nên thực hiện trong phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Vì sao ?

Gợi ý :

- Những hoạt động không nên thực hiện trong phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật: A; B; D.

Vì không đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động.

- Những hoạt động nên thực hiện trong phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật:C; E; G.

Vì các hoạt động đó đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs các nhóm nghiên cứu thông tin sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời:

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm :

·        Canh tác

·        Cơ giới và vật lí

·        Sinh học

·        Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

·        Hóa học

1.1.          Biện pháp canh tác

Mục đích cụ thể của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng : giúp đất tơi xốp, phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh, giữ chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng.

1.2.          Biện pháp cơ giới, vật lí

Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại: Các loại sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây bị thu hút bởi ánh sáng và màu sắc của bẫy đèn và bẫy dính. Dựa trên cơ sở này người ta đã áp dụng để có thể hạn chế và phòng ngừa sâu bệnh

1.3.          Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

Giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm: cấu trúc gen có hệ thống miễn dịch tốt, hình thái tự nhiên có một số đặc điểm như: gai, lớp biểu bì dày, tiết ra một số chất hóa học xua đuổi sâu bệnh, giai đoạn ra hoa,phát triển không trùng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của sâu bệnh,..

1.4.          Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu, bệnh hại dựa trên cơ sở khoa học: Sâu bệnh chỉ có thể gây hại được cho cây trồng khi chúng phát triển tích lũy đến số lượng cao vượt quá khả năng chống chịu của cây. Vì vậy, muốn hạn chế tác hại của sâu bệnh có hiệu quả, một mặt phải hạn chế số lượng sâu bệnh phát sinh, mặt khác phải tăng sức chống chịu cho cây

=> sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn dịch hại, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

1.5.          Biện pháp hóa học

- Phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng và đạt hiệu quả tốt nhất giúp diệt trừ sâu bệnh hại tốt, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Việc phun đều thuốc bảo vệ thực vật giúp tiêu diệt sâu, bệnh hại được hiệu quả và triệt để.

+ Không phun khí trời mưa : làm trôi thuốc, giảm hiệu quả, ô nhiễm môi trường.

+ Không phun ngược chiều gió : bảo vệ an toàn cho người phun thuốc.

=> Kết luận chung: Tùy vào ưu, nhược điểm của từng phương pháp và điều kiện canh tác cụ thể mà lựa chọn biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thích hợp cho từng loại cây trồng.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 15 Biện pháp công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 15 Biện pháp công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, GA word bài 15 Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

Kho tài liệu Công nghệ 10 cánh diều

Giải Công nghệ 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, ch
Giải SBT Công nghệ 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải chuyên đề Công nghệ 10 Cánh diều
Giải chuyên đề công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn
Phiếu làm bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 10 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc n
Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 10 cánh diều. C
Đề kiểm tra Công nghệ 10 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 10 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học k

Giáo án công nghệ cánh diều bản chuẩn, đầy đủ