Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều: Tải giáo án bài 11 Phương pháp nhân giống cây trồng

Mẫu giáo án bài 11 Phương pháp nhân giống cây trồng - công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Nội dung giáo án

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Mô tả được các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến
  • Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng
  1. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các phương pháp nhân giống cây trồng, đặc biệt là các phương pháp nhân giống hiện đại.

- Năng lực chung:

  • Chủ động tìm hiểu về sử dụng phương pháp nhân giống phủ hợp với loại cây trồng cụ thể
  • Giải quyết vấn đề khi vận dụng kĩ thuật nhân giống cây trồng bảng phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính.
  1. Phẩm chất:
  • Hình thành tính trung thực khi tìm hiểu những phương pháp nhân giống giống cây trồng.
  • Có ý thức trân trọng nghề nghiệp về lĩnh vực nhân giống cây trồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
  • Tranh, hình ảnh trong SGK phóng to, video về các phương pháp nhân giống cây trồng.
  • Dụng cụ và vật liệu thực hành ghép đoạn cành: cành ghép, cây gốc, ghép, cây
  • gốc, ghép, dao ghép, kéo cắt cành, túi nylon, đây nylon.
  • Máy chiều đa năng, máy tính,... (nêu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
  • Tìm hiểu tài liệu về các phương pháp nhân giống cây trồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:
  • Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS về khái niệm, phương pháp nhân giống cây trồng.
  • Nhận biết kiến thức thực tiễn cho HS về vai trò quan trọng của nhân giống trong sản xuất nông nghiệp.
  1. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS tìm hiểu và trả lời.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi khởi động.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Kể tên các loài cây có ở trường em và cho biết làm thế nào để nhân giống được các loại cây đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

Gợi ý: Những cây trồng làm bóng mát và trang trí cảnh quan phổ biến tại trường học như cây phượng, cây sấu, nhãn, xà cừ, hoa giấy, cây bàng, cau tiểu trâm, thiết mộc lan… ; cây bóng mát thân gỗ lớn thường nhân giống bằng hạt, cây cảnh quan trang trí phổ biến sử dụng nhân giống vô tính bằng tách chồi hay giâm cành.

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt HS vào nội dung: Nhân giống cây trồng là quá trình làm tăng số lượng cây của loài hoặc giống cây trồng. Vậy có những phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay –  Bài 11. Phương pháp nhân giống cây trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nhân giống hữu tính

  1. Mục tiêu: HS nêu khái niệm nhân giống hữu tính hay nhân giống bằng hạt cây trồng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin, cung cấp thông tin, yêu cầu HS thảo luận, hình thành kiến thức về phương pháp nhân giống hữu tính.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm, ưu và nhược điểm nhân giống hữu tính cây trồng, các bước thực hiện nhân giống hữu tính.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 SGK tr.58 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước nhân giống bằng hạt?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Ở địa phương em, những loại cây nào thường được nhân giống bằng hạt?

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK tr.58 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để đảm bảo chất lượng hạt giống sau khi nhân cần làm gì?

- GV mở rộng kiến thức

- GV yêu cầu HS : Nêu ưu - nhược điểm cũng như phạm vi áp dụng của pp nhân giống bằng hạt?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Phương pháp nhân giống hữu tính

- Quy trình nhân giống bằng hạt ở cây trồng:

+ Chọn hạt giống gốc.

+ Gieo trồng, chăm sóc.

+ Thu hoạch hạt.

+ Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt.

+ Bảo quản.

- Ưu nhược điểm của nhân giống hữu tính:

+ Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí thấp, cây có tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ dàng bảo quản và vận chuyển hạt giống.

+ Nhược điểm: dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả.

- Phạm vi áp dụng: Tất cả các cây có hạt ngắn ngày, cây làm gốc ghép.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 11 Phương pháp công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 11 Phương pháp công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, GA word bài 11 Phương pháp nhân giống cây trồng

Kho tài liệu Công nghệ 10 cánh diều

Giải Công nghệ 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, ch
Giải SBT Công nghệ 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải chuyên đề Công nghệ 10 Cánh diều
Giải chuyên đề công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn
Phiếu làm bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 10 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc n
Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 10 cánh diều. C
Đề kiểm tra Công nghệ 10 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 10 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học k

Giáo án công nghệ cánh diều bản chuẩn, đầy đủ