Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 8 Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

Mẫu giáo án bài 8 Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi - công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Mô tả được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
  • Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được khái niệm giống vật nuôi và điều kiện công nhận giống vật nuôi.
  • Trình bày được vai trò của giống trong chăn nuôi.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về các phương pháp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi và một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh liên quan đến sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, tình huống thực tế liên quan đến sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung của bài học
  3. Nội dung: : GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

 Thức ăn chăn nuôi thường được sản xuất, chế biến bằng những phương pháp nào? Mục đích của các phương pháp sản xuất, chế biến thức ăn là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về phân loại vật nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi (phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống, phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Hình 8.1, 8.2 và 8.3 SGK trang 45 – 46, trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 46, 47.
  3. Sản phẩm: Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi; Câu trả lời về Khám phá mục I.2 SGK trang 46, 47.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK và giải thích cho HS hiểu về khái niệm thức ăn truyền thống, phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống.

* Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.2 và giải thích cho HS hiểu khái niệm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh qua Hình 8.1

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 8.2 và thực hiện Khám phá mục I.2 SGK trang 46:

Quan sát Hình 8.2 và mô tả các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột

- GV cho HS quan sát Hình 8.3, yêu cầu HS thảo luận trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 47:

Em hãy so sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận tìm hiểu thông tin mục I quan sát Hình 8.1, 8.2 và 8.3 SGK trang 45 – 46, trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 46, 47

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận; Câu trả lời về Khám phá mục I.2 SGK trang 46, 47

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống

 Thức ăn truyền thống được sản xuất bằng cách thu nhận các sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt; thủy sản; công nghiệp chế biến và các loại sản phẩm tương tự

2. Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

-Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có hai dạng phổ biến là dạng bột và dạng viên

Trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 46

 Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:

- Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

- Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

- Bước 3. Phối trộn nguyên liệu

- Bước 4. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 47:

- Giống nhau: Có các bước:

+ Lựa chọn nguyên liệu

+ Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

+ Phối trộn nguyên liệu

+ Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

- Khác nhau: sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên có thêm 2 bước:

+ Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên

+ Hạ nhiệt độ, làm khô

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết một số phương pháp để chế biến thức ăn chăn nuôi, phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi và loại vật nuôi
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS nghiên cứu mục II, quan sát các Hình 8.4 – 8.9, trả lời Khám phá mục II.1a, II.1c, II.2b và II.3 SGK trang 47 – 49.
  3. Sản phẩm: Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi; Câu trả lời Khám phá mục II.1a, II.1c, II.2b và II.3 SGK trang 47 – 49.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Phương pháp vật lí

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.1 SGK trang 47, 48, thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Quan sát Hình 8.4, tìm hiểu phương pháp cắt ngắn và trả lời Khám phá mục II.a SGK trang 47: Theo em, việc cắt ngắn thức ăn nhằm mục đích gì? Ở gia đình và địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp này?

+ Tìm hiểu và cho biết nấu chín thức ăn có tác dụng gì?

+ Quan sát Hình 8.5, tìm hiểu phương pháp nghiền nhỏ và trả lời Khám phá mục II.1c SGK trang 48: Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích gì? Ở gia đình và địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ?

* Phương pháp hóa học

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II.2a, giải thích cho HS về quá trình đường hóa trong chế biến thức ăn chăn nuôi, vai trò của quá trình này đối với một số loại vật nuôi.

- GV hướng dẫn HS rút ra vai trò của phương pháp xử lí kiềm trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Sau đó, yêu cầu HS quan sát Hình 8.6, nghiên cứu các bước ủ rơm rạ với urea và trả lời Khám phá mục II.b SGK trang 48:

Quan sát Hình 8.6, mô tả các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò.

* Phương pháp sử dụng vi sinh vật

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.3, tìm hiểu vai trò của vi sinh vật trong chế biến thức ăn chăn nuôi. GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

 

II. Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi

1. Phương pháp vật lí

a) Cắt ngắn

Trả lời Khám phá mục II.1a SGK trang 47

- Việc cắt ngắn thức ăn để phù hợp với các loài vật nuôi khác nhau

- Các loại cỏ xanh tự nhiên, các loại phế phẩm của cây trồng được chế biến bằng phương pháp này.

b) Nấu chín

- Nấu chín thức ăn giúp khử các chất độc có trong thức ăn

- Nấu chín một số loại thức ăn giúp nâng cao tỉ lệ tiêu hóa protein

c) Nghiền nhỏ

Trả lời Khám phá mục II.1c SGK trang 48

- Nghiền nhỏ giúp cho dịch tiêu hóa được thấm đều, làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn

- Các loại hạt, nguyên liệu thô cứng được thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ.

2. Phương pháp hóa học

a) Đường hóa  

- Là quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn

- Trong quá trình này, tinh bột được thủy phân nhờ các enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoạt động ở nhiệt độ thích hợp

b) Xử lí kiềm

- Xử lí các chất xơ (cellulose, hemicellulose, lignin) trong các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp với kiềm (NaOH, Ca(OH)2, urea) giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn

Trả lời Khám phá mục II.2b SGK trang 48

Các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò:

- Xác định khối lượng rơm, rải đều

- Bổ sung lượng cám phù hợp, rắc đều vào rơm, nén chặt rơm

- Tưới đều dung dịch urea lên từng lớp rơm

- Nén chặt

- Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che kín

- Kiểm tra trong quá trình bảo quản

3. Phương pháp sử dụng vi sinh vật

 

 

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 8 Sản xuất công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 8 Sản xuất công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, GA word bài 8 Sản xuất và chế biến thức ăn

Kho tài liệu Công nghệ 11 kết nối tri thức

Giải công nghệ 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT công nghệ 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề công nghệ 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ
Phiếu làm bài trắc nghiệm công nghệ 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án công nghệ 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 11 kết nối tri
Đề kiểm tra công nghệ 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án công nghệ kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ