Chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều: Tải giáo án bài 9 giới thiệu chung về trồng trọt Theo tiêu chuẩn vietgap

Mẫu giáo án chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Chi tiết bài 9 giới thiệu chung về trồng trọt Theo tiêu chuẩn vietgap. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác của chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 3: TRỒNG TRỌT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

BÀI 9: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ: Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, các tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Năng lực chung:
  • Chủ động tự tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên thế giới.
  • Làm việc theo nhóm: thảo luận để trả lời các câu hỏi, tìm hiểu về điều kiện trồng trọt ở địa phương dựa trên các tiêu chí VietGAP.
  • Giải quyết được vấn đề khi mua phải sản phẩm rau kém chất lượng.
  1. Phẩm chất

          Có ý thức áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để sản xuất sản phẩm trồng trọt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trồng trọt.

  1. CẤU TRÚC, NỘI DUNG

Nội dung chính của bài học gồm:

  1. Khái niệm VietGAP.
  2. Ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Các hình ảnh, video về các sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến tiêu chuẩn VietGAP.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở và đánh giá nhận thức của HS về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm trồng trọt; tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi gợi mở, khai thác kiến thức đã biết của HS về nội dung bài học.
  4. Sản phẩm: Ý kiến của HS về sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS: Em hiểu thế nào là sản phẩm rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Cho ví dụ cụ thể.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS đóng góp ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

* Gợi ý: Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007, “rau an toàn” được hiểu là những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm; nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn. Sản phẩm rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là sản phẩm không chứa các độc tổ (dư lượng thuốc trừ sâu, nitrate, kim loại nặng) và vi sinh vật có hại vượt quá ngưỡng cho phép của cơ quan quản lí nhà nước, không gây hại cho người và động vật.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Giới thiệu chung về trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS hiểu và nêu được nguồn gốc xuất xứ và phạm vi áp dụng của bộ tiêu chuẩn VietGAP.

- HS hiểu về giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm trồng trọt.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh, đọc thông tin mục 1 (SGK tr.50) để tìm hiểu về khái niệm VietGAP.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn các nhóm thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở khái niệm VietGAP.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung mục 1 SGK tr.50 để tìm hiểu về khái niệm VietGAP.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

1. Bộ tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng trong lĩnh vực nào và cho đối tượng nào?

2. Quan sát Hình 9.1 và cho biết tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt được xây dựng dựa trên tài liệu nào.

3. Giấy chứng nhận VietGAP Hình 9.2 cho chúng ta biết những thông tin gì?

4. Chứng nhận VietGAP có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr.50, để tìm hiểu về khái niệm VietGAP và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm VietGAP.

1. KHÁI NIỆM VIETGAP

- VietGAP là bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam, được xây dựng dựa trên một số tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practies) của thế giới.

- Được áp dụng cho ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Sản phẩm của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được giám sát, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận bởi Tổ chức Chứng nhận VietGAP của Việt Nam.

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Bộ tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng áp dụng là các nhà sản xuất và sơ chế sản phẩm trồng trọt.

2. Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, AseanGAP và JGAP.

3. HS đọc thông tin trong Hình 9.2 để trả lời câu hỏi.

4. Giấy chứng nhận VietGAP giúp cơ sở sản xuất khẳng định, tạo dựng và củng cố niềm tin với xã hội, đặc biệt là với người tiêu dùng (khách hàng) và các nhà quản lí rằng sản phẩm trồng trọt của họ khi đưa ra thị trường đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP.

 

Hoạt động 2: Ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu:

- HS nêu được ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- HS nêu được mục đích và mô tả được hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm VietGAP thông qua quét mã QR.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 2 (SGK tr.51 – 52) để tìm hiểu về ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP và trả lời câu hỏi của GV.
  2. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 2 (SGK tr.51 – 52) để tìm hiểu về ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

             

                                                    

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Em hãy cho biết mục đích và mô tả hoạt động trong Hình 9.3.

- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu các thông tin SGK để tìm hiểu về ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ý nghĩa của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Ý NGHĨA CỦA TRỒNG TRỌT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống, sức khỏe và tinh thần của người dân; đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước:

+ Cung cấp thực phẩm an toàn, chất lượng, đảm bảo lòng tin của người tiêu dùng.

+ Nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng, giảm bớt chi phí và áp lực y tế.

+ Phát triển thị trường nông sản VN; tăng kim ngạch xuất khẩu.

+ Khẳng định được thương hiệu của nhà sản xuất.

+ Sức khỏe, tinh thần của người sản xuất được nâng cao, giảm áp lực công việc.

+ Môi trường trồng trọt được bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm.

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

+ Mục đích: truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trồng trọt đề biết được sản phẩm do cơ sở nào sản xuất, sản xuất ở đâu, sản xuất như thế nào, đặc điểm sản phẩm như thế nào, và các thông tin khác nếu có.

+ Mô tả hoạt động truy xuất nguồn gốc: bật ứng dụng quét mã QR trên điện thoại di động thông minh => quét vào mã QR ở nhãn dán trên sản phẩm VietGAP => đọc thông tin hiển thị trên màn hình điện thoại sau khi quét.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 9 giới thiệu chung về trồng trọt Theo, Giáo án bài 9 giới thiệu công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Kho tài liệu Công nghệ 10 cánh diều

Giải Công nghệ 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, ch
Giải SBT Công nghệ 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải chuyên đề Công nghệ 10 Cánh diều
Giải chuyên đề công nghệ 10 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn
Phiếu làm bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 10 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc n
Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 10 cánh diều. C
Đề kiểm tra Công nghệ 10 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 10 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học k

Giáo án công nghệ cánh diều bản chuẩn, đầy đủ