Âm nhạc 8 kết nối tri thức: Tải giáo án tiết 16 Nhạc cụ Recorder hoặc kèn phím

Mẫu giáo án tiết 16 Nhạc cụ Recorder hoặc kèn phím - âm nhạc 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các tiết khác trong chương trình âm nhạc 8 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8 – TIẾT 16:

NHẠC CỤ: RECORDER HOẶC KÈN PHÍM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hành được nốt Đô 1 và bài hòa tấu hai bè đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật, duy trì được tốc độ ổn định.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết kết hợp các loại nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm cho recorder hoặc kèn phím.
  • Thể hiện được sắc thái và biết điều chỉnh cường độ âm thanh của nhạc cụ hòa tấu.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì tập luyện cá nhân và phối hợp làm việc nhóm.
  • Qua việc luyện tập các kĩ thuật mới và hòa tấu trên nền nhạc cụ. HS có kĩ năng sử dụng nhạc cụ, qua đó tăng cường tinh thần làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Recorder hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, máy đánh nhịp (đàn phím điện tử), file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Recorder hoặc kèn phím.
  • Tự ôn luyện những bài luyện tập ở Chủ đề 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

RECORDER

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách bấm các nốt Mi 1, Rê 1.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu cách bấm nốt.
  4. Sản phẩm: HS nêu cách bấm nốt.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Nêu cách bấm nốt Mi 1, Rê 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, nhớ lại cách bấm nốt Mi 1, Rê 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức:

  Cách bấm nốt Mi 1:

+ Tay trái: các ngón bấm kín từ lỗ 0 đến lỗ 3.

+ Tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 4, ngón giữa bấm lỗ 5.

 Cách bấm nốt Rê 1:

+ Tay trái: các ngón bấm kín từ lỗ 0 đến lỗ 3.

+ Tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 4, ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Tiết 16 - Nhạc cụ: Recorder

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách bấm nốt Đô 1 trên sáo recorder
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thổi sáo recorder.
  4. Sản phẩm: HS thổi sáo recorder.

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát bài hòa tấu hai bè và phát hiện nốt Đô 1 chưa học.

- GV giới thiệu vị trí nốt Đô 1 trên sáo recorder và thổỉ mẫu.

- GV yêu cầu HS thực hành bấm kín trên sáo, kiểm tra ngón bấm chính xác.

Lưu ý: không bấm quá mạnh làm ngón tay lệch ra bên ngoài lỗ bấm và thổi nhẹ nhàng.

- GV bắt nhịp để HS thổi và ngắt âm Đô 1 cùng lúc.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ để HS nghe được âm thanh của nốt Đô 1 vang đúng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thổi nốt Đô 1 trên sáo recorder.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS thực hành thổi trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe âm thanh và điều chỉnh cho HS (nếu cần).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

Nốt Đô 1

+ Tay trái: bấm kín từ lỗ 0 đến lỗ 3 (0123).

+ Tay phải: bấm kín từ lỗ 4 đến lỗ 7 (4567).

→ Bấm kín tất cả các lỗ bấm (01234567).

 

 

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập hòa tấu 2 bè.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS bầm từng nét nhạc của mỗi bè recorder.
  4. Sản phẩm: Phần hòa tấu của HS

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài hoà tấu và nhắc lại đặc điểm, tính chất của nhịp 3/8.

- GV hướng dẫn HS đọc từng nét giai điệu của mỗi bè kết hợp vỗ tay theo phách.

 

- GV hướng dẫn chia lớp thành 2 nhóm bè (đổi bè để tất cả HS đều đọc được cả bè 1 và bè 2).

- GV hướng dẫn HS tên nốt kết hợp ngón bấm từng nét nhạc của mỗi bè reocrder.

- GV thổi mẫu và hướng dẫn HS thực hành thổi nhắc lại và ngắt cùng lúc.

- GV khuyến khích HS luyện tập thành thạo, tốc độ ổn định, âm thanh nhẹ nhàng và hoà quyện với nhau.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA tiết 16 Nhạc cụ âm nhạc 8 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án tiết 16 Nhạc cụ âm nhạc 8 kết nối tri thức, GA word tiết 16 Nhạc cụ Recorder hoặc kèn phím

Kho tài liệu Âm nhạc 8 kết nối tri thức

Giải Âm nhạc 8 Kết nối tri thức dễ hiểu
Giải âm nhạc 8 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải SBT Âm nhạc 8 Kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT âm nhạc 8 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm Âm nhạc 8 Kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm âm nhạc 8 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập t
Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn âm nhạc 8 kết nối tri th
Đề kiểm tra Âm nhạc 8 Kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi âm nhạc 8 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa