Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 9 Nghe nhạc Bản nhạc Tây Mai (Thuộc âm nhạc cung đình triều Nguyễn)

Mẫu giáo án bài 9 Nghe nhạc Bản nhạc Tây Mai (Thuộc âm nhạc cung đình triều Nguyễn) - âm nhạc 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI 9: BẢN NHẠC TÂY MAI

(THUỘC ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của bản nhạc Tây Mai.
  • Liệt kê được một số nhạc cụ tham gia hòa tấu bản nhạc Tây Mai.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề.
  • Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đọc học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của bản nhạc Tây Mai.
  • Liệt kê được một số nhạc cụ tham gia hòa tấu bản nhạc Tây Mai.
  1. Phẩm chất
  • Chủ động, tích cực tham gia vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File trình chiếu, file tiếng hoặc video clip liên, máy chiếu, bảng tương tác,...
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 11.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Phương pháp
  • Trực quan, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề.
  1. Kĩ thuật dạy học
  • Chia nhóm, đặt câu hỏi...
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về Triều Nguyễn.
  4. Nội dung: GV tổ chức cho HS trình bày những thông tin về Triều Nguyễn.
  5. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 3 nhóm và yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày các thông tin về Triều Nguyễn:

+ Nhóm 1: Triều Nguyễn bắt đầu và kết thúc năm nào? Gồm bao nhiêu đời vua? Vua nào là vua đầu tiên và vua nào là vua cuối cùng?

+ Nhóm 2: Triều Nguyễn đóng đô ở đâu? Niên hiệu đất nước thời vua Gia Long là gì?

+ Nhóm 3: Nhã nhạc cung đình Việt Nam được cho là bắt đầu từ triều đại nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân chia nhiệm vụ cho thành viên, thực hiện nhiệm vụ theo GV hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày bài trước lớp.

+ Nhóm 1: Triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1802 và kết thúc năm 1945; gồm 13 đời vua. Vua đầu tiên là Gia Long, vua cuối cùng là Bảo Đại.

+ Nhóm 2: Triều Nguyễn dời đô về Phú Xuân, Huế ngày nay; đặt niên hiệu đầu tiên là Việt Nam.

+ Nhóm 3: Đa số thông tin cho rằng Nhã nhạc cung đình bắt đầu từ thời đại Lý – Trần từ thế kỉ X.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Bản nhạc Tây Mai (Thuộc âm nhạc cung đình Triều Nguyễn).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nhã nhạc cung đình Huế

  1. Mục tiêu: HS trải nghiệm, khám phá nhằm củng cố các kiến thức đã học
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
  3. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video clip về Nhã nhạc cung đình Huế và yêu cầu HS nhận diện các thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam:

1. https://www.youtube.com/watch?v=ChlZAMReJm4

(3:03 – 5:32)

2. https://www.youtube.com/watch?v=sD9M6sSm0Lk

(0:11 – 1:22)

3. https://www.youtube.com/watch?v=YsYaqev7OIE

(0:09 – 1:11)

- GV đặt câu hỏi khi HS nhận diện được Nhã nhạc cung đình Huế: Đặc điểm nào giúp các em nhận ra loại hình nghệ thuật này?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về các đặc điểm chính của Nhà nhạc cung đình Huế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video clip về Nhã nhạc cung đình Huế và nhận diện các thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam.

- HS đọc thông tin SHS để hoàn thành sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS nhận diện thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam:

1. Bài chòi Trung Bộ

2. Quan họ Bắc Ninh

3. Nhã nhạc cung đình Huế

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV tổng kết: Các yếu tố tiêu biểu là âm nhạc, vũ điệu và trang phục của nhạc công,... giúp người xem nhận ra loại hình nghệ thuật này.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu về Nhã nhạc cung đình Huế

Sơ đồ tư duy được đính kèm phía dưới hoạt động.

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 9 Nghe âm nhạc 11 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 9 Nghe âm nhạc 11 chân trời sáng tạo, GA word bài 9 Nghe nhạc Bản nhạc Tây Mai

Kho tài liệu Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Giải chuyên đề Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Giải Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải âm nhạc 11 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT âm nhạc 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn
Giáo án Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn âm nhạc 11 chân trời sán
Phiếu làm bài trắc nghiệm Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm âm nhạc 11 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Đề kiểm tra Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi âm nhạc 11 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án âm nhạc chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ