Vật lí 6 cánh diều: Tải giáo án bài 3 Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Mẫu giáo án bài 3 Đo chiều dài, khối lượng và thời gian - vật lí 6 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình vật lí 6 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2. CÁC PHÉP ĐO

BÀI 3. ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian

- Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

  1. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực và trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  tranh ảnh, các loại thước đo, cân đồng hồ, cân lò xo, cốc nước, nhiệt kế y tế, giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có).

2 - HS :  Đồ dùng học tập, tranh ảnh , dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung bài học mới.
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về một số hiện tượng mà em biết?

- HS lắng nghe câu hỏi, đưa ra câu trả lời: sấm sét, mưa đá, lũ quét, bão, động đất, sóng thần, nguyệt thực, nhật thực,...

- GV nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài học mới:

Có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: mưa, nắng... là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên đệm từ,...là những hiện tượng do con người tạo ra.

Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng các hiện tượng đó hay không? Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng

  1. a) Mục tiêu:

+ Quan sát, minh chứng được sự cảm nhận sai của hiện tượng

+ Rút ra kết luận về cảm nhận sai của giác quan và khắc phục bằng cách đo

+ Lấy được ví dụ về sự cảm nhận sai của giác quan.

  1. b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.
  2. c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV cho HS quan sát hình 3.1 và 3.2 sgk và trả lời câu hỏi:

+ Nhìn vào hình 3.1, liệu em có thể khẳng định được hình tròn màu đỏ (hình a) và hình (b) to bằng nhau không?

+ Dựa vào hình 3.2 hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài và kiểm tra kết quả.

- GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện trả lời câu hỏi và kiểm chứng.

- HS đưa ra một số minh chứng con người có thể cảm nhận sai hiện tượng đang xảy ra nếu chỉ dựa vào cảm giác.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS đứng dậy trình bày quả thực hiện

- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.

I. Sự cảm nhận hiện tượng

- Đôi khi, giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.

- Để có thể đánh giá về hiện tượng một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan thì người ta thực hiện các phép đo.

- Cách lấy ví dụ: Chuẩn bị sẵn một cốc nước và ống hút bằng nhựa. Trải nghiệm hiện tượng nhìn thấy ống hút bị gấp khúc.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

  1. a) Mục tiêu:

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo chiều dài

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo chiều dài

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 3 Đo chiều vật lí 6 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 3 Đo chiều vật lí 6 cánh diều, GA word bài 3 Đo chiều dài, khối lượng và thời

Kho tài liệu Vật lí 6 cánh diều

Giải Vật lí 6 Cánh diều dễ hiểu
Giải vật lí 6 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, chỉ
Giải SBT Vật lí 6 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT vật lí 6 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn,
Phiếu làm bài trắc nghiệm Vật lí 6 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm vật lí 6 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc nghi
Giáo án Vật lí 6 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn vật lí 6 cánh diều. Các
Đề kiểm tra Vật lí 6 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi vật lí 6 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học kì 1

Giáo án vật lý cánh diều bản chuẩn, đầy đủ