KTPL 10 cánh diều: Tải slide trình chiếu bài 5 Ngân sách nhà nước

Mẫu giáo án powerpoint, giáo án điện tử, slide trình chiếu kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Chi tiết bài 5 Ngân sách nhà nước. Bài giảng này được thiết kế hấp dẫn, cuốn hút. Các nội dung chính được trình bày cô đọng, dễ nhớ. Giáo án dùng để chiếu lên tivi, máy chiếu dạy cho học sinh. Tải về đơn giản, dễ dàng

Nội dung giáo án

......

=> Phía trên chỉ là một phần. Giáo án khi tải về có đủ nội dung bài học

Nội dung chính trình bài trong Slides

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC

Quan sát các hình ảnh, thông tin trong video và liệt kê tên những công trình, hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được nhắc đến.

KHỞI ĐỘNG

Có những nguồn kinh phí nào được sử dụng để đầu tư cho những hoạt động, công trình đó? Em hãy chia sẻ ý nghĩa của các khoản hỗ trợ và đầu tư đó đối với sự phát triển của giáo dục – đào tạo.

Kinh phí đầu tư có thể của Nhà nước, các địa phương, doanh nhân tài trợ, nhân dân đóng góp,...

BÀI 5. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước
  2. Vai trò của ngân sách nhà nước
  3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện ngân sách
  4. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước
  5. a) Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào? Hệ thống ngân sách nhà nước gồm những bộ phận nào?
  6. b) Ngân sách nhà nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?
  7. c) Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước?
  8. d) Ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?
  9. a) Ngân sách nhà nước gồm khoản thu, khoản chi; gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.
  10. b) Thời gian thực hiện: thường trong 1 năm.
  11. c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Quốc hội quyết định, Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.
  12. d) Mục đích của ngân sách nhà nước: Thực thi vì lợi ích

chung của quốc gia.

  • Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
  • Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
  • Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:
    • Bao gồm các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
    • Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
    • Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
  1. Vai trò của ngân sách nhà nước
  • Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của quốc gia.
  • Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia; phân bố các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định, tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát;…
  1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện ngân sách

Nộp đầy đủ các khoản thuế, phí, lệ phí

Khi được hỗ trợ vốn và kinh phí cần phải dùng có mục đích, tiết kiệm, hiệu quả…

Chấp hành đúng pháp luật về kế toán, thống kê…

Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát…

LUYỆN TẬP

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đảm bảo tỉ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 29–NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể, chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2019 là 244 835 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 28 335 tỉ đồng, ngân sách địa phương 216 500 tỉ đồng); năm 2020 là 258 750 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 30 250 tỉ đồng, ngân sách địa phương 228 500 tỉ đồng).

(Theo Thời báo tài chính Việt Nam, ngày 12/5/2020)

  1. a) Tại sao Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp?
  2. b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là gì?
  3. a)Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp vì: giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  4. b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA Powerpoint bài 5 Ngân sách kinh tế pháp luật 10 cánh diều, Tải mẫu GA điện tử bài 5 Ngân sách kinh tế pháp luật 10 cánh diều, Slide bài giảng bài 5 Ngân sách nhà nước

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 10 cánh diều

Giải Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 10 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 10 cánh
Đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án kinh tế và pháp luật cánh diều bản chuẩn, đầy đủ