Chuyên đề vật lí 10 cánh diều: Tải giáo án bài 1 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (P2)

Mẫu giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều. Chi tiết bài 1 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (P2). Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác của chuyên đề vật lí 10 cánh diều

Nội dung giáo án

Hoạt động 3: Hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời Câu hỏi 4.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả rút ra khái niệm, ý kiến thảo luận, câu trả lời cho câu hỏi 4.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự ô nhiễm ánh sáng

- GV hướng dẫn HS thảo luận rút ra khái niệm hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát, tìm hiểu bức tranh dưới đây để mô tả và giải thích sơ lược tác động của hiệu ứng nhà kính đến sự nóng lên toàn cầu.

- GV đặt câu hỏi:

+ Kể tên các loại khí nhà kính có trong bầu khí quyển? (hơi nước, carbon, dioxide, methane, nitrous oxide, các hợp chất halocacbon, ozone)

+ Nếu không có các khí nhà kính trong khí quyển thì Trái Đất sẽ như thế nào? Vai trò của các khí nhà kính.   

- HS trả lời Câu hỏi 4:

Câu hỏi 4: Hiệu ứng nhà kính gây tác hại như thế nào?

- GV cho HS tìm hiểu các mục Bạn có biết và trả lời các câu hỏi:

+ Hiện tượng hiệu ứng nhà kính có cùng bản chất với hiện tượng nào? (hiện tượng khí quyển nóng lên)

+ Giải pháp sử dụng tốt của hiệu ứng nhà kính? (trồng rau trong nhà kính tại những vùng có nhiệt độ thấp quanh năm)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

- Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.

- Sự nóng lên toàn cầu là do tăng hiệu ứng nhà kính.

- Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất. Bề mặt Trái Đất nóng lên và phát ra bức xạ nhiệt sóng dài vào khí quyển. Các loại khí nhà kính có trong bầu khí quyển hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ lại nhiệt trong bầu khí quyển.

- Nếu không có các khí nhà kính trong khí quyển thì nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất khoảng -18oC và sông, hồ sẽ bị đóng băng.

 Nhờ có các khí nhà kính, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất tăng lên và giữ ổn định ở 15oC, nhờ đó sinh vật tồn tại và phát triển được như ngày nay. Đây được gọi là hiệu ứng nhà kính tự nhiên.

TL Câu hỏi 4:

Tác hại của hiệu ứng nhà kính:

- Nhiệt độ trung bình của khí quyển tăng lên ở mọi nơi, gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường như sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ,...

- Trái Đất nóng lên gây tan băng ở các cực, nước biển dâng cao, có thể dẫn đến lũ lụt, xâm lấn nhiều thành phố (ở vùng ven biển), bến cảng và phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học để làm Luyện tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vị trí các chòm sao.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động làm Luyện tập (SGK – tr49).

Luyện tập: Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau :

 

Đặc điểm

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm ánh sáng

 

 

 

Ô nhiễm tiếng ồn

 

 

 

Tăng hiệu ứng nhà kính

 

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án.

Kết quả:

Luyện tập.

 

Đặc điểm

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm ánh sáng

Ánh sáng được sử dụng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, gây hiện tượng chói loá, sáng bầu trời đêm

- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng chưa đúng, hợp lý

- Bật các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng

- Sử dụng nhiều nguồn sáng trong cùng một khu vực

- Sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết, gây lãng phí

- Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (rối loạn nhịp sinh học, căng thẳng,…), phá vỡ hệ sinh thái

Ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn trong môi trường sinh sống và làm việc vượt quá mức độ cho phép, gây cảm giác khó chịu cho con người khi nghe những âm thanh ấy trong khoảng thời gian nhất định

- Giao thông, những phương tiện đi lại như máy bay, xe máy, tiếng còi xe,…

- Các hoạt động sản xuất như máy móc trong xây dựng, khu công nghiệp,…

- Các hoạt động sinh hoạt như nghe nhạc, karaoke, nói lớn tiếng,...

- Các hoạt động tập thể: lễ hội, biểu tình,…

- Đối với con người: Cản trở các hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống.

- Đối với động vật hoang dã: Thay đổi cân bằng sinh học, ảnh hưởng đến di truyền, tiến hoá của các loại động vật. 

Tăng hiệu ứng nhà kính

Bề mặt Trái Đất nóng lên và phát ra bức xạ nhiệt sóng dài vào khí quyển

- Các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng

- Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

- Hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ luỵ từ biến đổi khí hậu như sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công nghiệp (tưới tiêu, nuôi thuỷ hải sản,…), lâm nghiệp (nạn cháy rừng…); điều kiện sống bình thường của các sinh vật bị thay đổi, môi trường sống bị thu hẹp, băng tan,…

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập vận dụng.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí các chòm sao trên bản đồ sao.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA chuyên đề bài 1 Sự cần thiết phải bảo vệ môi, Giáo án chuyên đề bài1 Sự cần vật lí 10 cánh diều

Kho tài liệu Vật lí 10 cánh diều

Giải Vật lí 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải vật lí 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, chỉ
Giải SBT Vật lí 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT vật lí 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn,
Giải chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều
Giải chuyên đề vật lí 10 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn g
Phiếu làm bài trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc nghi
Giáo án Vật lí 10 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn vật lí 10 cánh diều. Các
Đề kiểm tra Vật lí 10 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi vật lí 10 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học kì

Giáo án vật lý cánh diều bản chuẩn, đầy đủ