Tin học ứng dụng 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề E(ICT) Bài 3 Tạo ảnh động trong GIMP

Mẫu giáo án chủ đề E(ICT) Bài 3 Tạo ảnh động trong GIMP - tin học ứng dụng 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi chủ đề. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các chủ đề khác trong chương trình tin học ứng dụng 11 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3. TẠO ẢNH ĐỘNG TRONG GIMP

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tạo được ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế.
  • Tạo được ảnh động từ các hiệu ứng có sẵn trong phần mềm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
  • Khả năng tư duy logic và mô hình hóa.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế, dùng những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Hình 1 minh họa một dãy các lớp ảnh tĩnh trong GIMP. Ảnh thứ nhất (Hình 1a) là hình con bướm đang dang cánh rộng nhất. Ảnh thứ 3 (Hình 1c) là hình con bướm đó với cánh được gập hẹp lại. Ảnh thứ hai và thứ tư (Hình 1b và Hình 1d) là hình nền màu vàng.

Em sẽ nhìn thấy điều gì nếu dãy ảnh này xuất hiện liên tục, từ ảnh thứ nhất đến ảnh thứ tư rồi quay về ảnh thứ nhất? Tại sao lại cần lớp ảnh nền vàng xen giữa các lớp ảnh hình con bướm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên những hiểu biết của bản thân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý: Khi dãy ảnh xuất hiện liên tục sẽ tạo ra hình con bướm vỗ cánh. Cần lớp ảnh nền vàng để xử lí hiện tượng lưu ảnh ở võng mạc: Hình ảnh trước đó của con bướm sẽ biến mất (bởi lớp ảnh nền vàng) trước khi nhìn thấy hình ảnh tiếp theo của con bướm.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thế nào là ảnh động? Làm thế nào để tạo được ảnh động trong GIMP? Chúng ta hãy cùng vào  - Bài 3. Tạo ảnh động trong GIMP.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ảnh động, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động

  1. Mục tiêu: HS hiểu được các khái niệm: ảnh tĩnh, khung hình, ảnh động, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin SGK trang 100 – 101; thực hành các nhiệm vụ GV giao.
  3. Sản phẩm học tập: Ảnh động, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS.

- GV sử dụng ví dụ về ảnh động con bướm và ảnh động người trượt dốc, yêu cầu HS đọc hiểu thông tin SGK tr.100 - 101, thảo luận trả lời câu hỏi:

1) Ảnh động được tạo ra từ các ảnh tĩnh như thế nào?

2) Em hiểu thế nào là khung hình, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hiểu thông tin mục 1 SGK, quan sát ví dụ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay trả lời câu hỏi.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV kết luận và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Ảnh động, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động

- Ảnh động được tạo từ các ảnh tĩnh, gọi là các khung hình của ảnh động.

- Thứ tự các khung hình cùng với thời gian xuất hiện của chúng thể hiện kịch bản tạo ra hiệu ứng kịch bản tạo ra hiệu ứng của ảnh động.

- Nếu sự thay đổi giữa hai khung hình thay đổi quá nhiều thì chuyển động của ảnh động sẽ bị giật.

- Càng nhiều khung hình biểu thị một hành động của đối tượng thì chuyển động của ảnh động càng mềm mại hơn.

 

Hoạt động 2: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP

  1. Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn và hình dung được hiệu ứng của ảnh động cần tạo, từ đó lựa chọn được ảnh tĩnh phù hợp để thiết kế các khung hình theo kích bản của ảnh động, cuối cùng thực hiện được lệnh tạo ảnh động từ dãy khung hình đã thiết kế.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin SGK trang 101 – 102; thực hành các nhiệm vụ GV giao.
  3. Sản phẩm học tập: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi Hoạt động 1: Tương tự như kịch bản cho hiệu ứng “vỗ cánh” được giới thiệu trên đây, em hãy đề xuất ý tưởng kịch bản cho một hiệu ứng khác, ví dụ hiệu ứng “chữ chạy”, “lá rơi”, “tải dữ liệu”...

- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV gợi ý HS lựa chọn một hiệu ứng nào đố để tạo ảnh động (Nên hướng HS chọn hiệu ứng đơn giản, dễ thiết kế, ví dụ: hiệu ứng vỗ cánh, hiệu ứng trượt dốc, hiệu ứng dấu bước chân, hiệu ứng chờ đợi).

- GV làm mẫu quá trình tạo ảnh động với hiệu ứng thiết kế trong GIMP theo đúng 3 bước trong SGK.

- Sau khi làm mẫu, GV yêu cầu HS trình bày lại các bước thực hiện tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế.

- Sau đó, GV yêu cầu HS thực hành theo cặp đôi tạo sản phẩm theo mẫu, đúng như các phương pháp đã nêu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK, trả lời câu hỏi, quan sát hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo sản phẩm thực hành.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả tạo ảnh động của HS.

- GV kết luận và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP

Bước 1. Chuẩn bị ảnh tĩnh cho ảnh động

- Có thể tự thiết kế hoặc sưu tầm các ảnh tĩnh, và chỉnh sửa lại cho phù hợp (nếu cần).

- Nếu các ảnh tĩnh được chuẩn bị ở các tệp độc lập:

+ Mở ảnh tĩnh ứng với khung hình thứ nhất.

+ Thực hiện lệnh File\Open As Layers để mở các ảnh còn lại.

Bước 2. Xây dựng kịch bản cho hiệu ứng của ảnh động

- Cần tưởng tượng ra hoạt động của đối tượng → tạo nội dung cho từng khung hình cùng với thứ tự và thời gian xuất hiện.

Chú ý:

- Để tránh hiện tượng lưu ảnh trong võng mạc của mắt người cần một “ảnh che” (có màu nền trùng với màu nền ảnh trước đó) xuất hiện trước ảnh chứa hành động tiếp theo.

- Trường hợp có nhiều khung hình → có thể không cần các ảnh che.

- Thực hiện lệnh Filters\Animation\ (for GIF) để gắn thời gian cho các khung hình (nếu cần).

Bước 3. Xuất ảnh động

- Thực hiện lệnh Filters\Animation\Playback để xem trước ảnh động (nếu cần).

- Thực hiện lệnh File\Export As để xuất ảnh động sang tệp định dạng GIF.

 

Hoạt động 3: Tạo ảnh động với hiệu ứng có sẵn trong GIMP

  1. Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn được loại hiệu ứng có sẵn trong phần mềm, từ đó lựa chọn được ảnh tĩnh phù hợp và áp dụng lệnh tạo ảnh động từ hiệu ứng đã chọn.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin SGK trang 103 - 104; thực hành các nhiệm vụ GV giao.
  3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

      Hãy điền những từ cần thiết vào các chỗ trống (được đánh số thứ tự) trong các bước sau đây để nhận được cách tạo ảnh động với hiệu ứng có sẵn.

Bước 1. Chuẩn bị ảnh tĩnh cho ảnh động

-         Tạo tệp ảnh mới.

-         Thực hiện lệnh (1) để mở các ảnh tĩnh dưới dạng các lớp ảnh.

Bước 2. Xây dựng kịch bản cho hiệu ứng của ảnh động

-         Thực hiện lệnh (2) rồi chọn tên một hiệu ứng.

-         Thực hiện lệnh (3) để gắn thời gian cho các khung hình (nếu cần).

-         Tăng thời gian cho một khung hình bằng cách nháy đúp chuột vào khung hình đó để sửa lại thời gian (nếu cần).

Bước 3. Xuất ảnh động

-         Thực hiện lệnh (4) để xem trước ảnh động (nếu cần).

-         Thực hiện lệnh (5) để xuất ảnh động sang tệp định dạng GIF.

  1. d) Tổ chức hoạt động:

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA chủ đề E(ICT) Bài 3 tin học ứng dụng 11 cánh diều, Tải mẫu giáo án chủ đề E(ICT) Bài 3 tin học ứng dụng 11 cánh diều, GA word chủ đề E(ICT) Bài 3 Tạo ảnh động trong GIMP

Kho tài liệu Tin học 11 cánh diều

Giải Tin học 11 Cánh diều dễ hiểu
Giải tin học 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, chỉ
Giải SBT Tin học 11 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT tin học 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn,
Giải chuyên đề Tin học 11 Cánh diều
Giải chuyên đề tin học 11 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn g
Phiếu làm bài trắc nghiệm Tin học 11 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm tin học 11 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc nghi
Giáo án Tin học 11 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn tin học 11 cánh diều. Các
Đề kiểm tra Tin học 11 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi tin học 11 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học kì

Giáo án tin học cánh diều bản chuẩn, đầy đủ