Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 21 Khái quát chung về ô tô

Mẫu giáo án bài 21 Khái quát chung về ô tô - công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG VII: Ô TÔ

BÀI 21: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ô TÔ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất.
  • Mô tả được cấu tạo chung của ô tô.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học:

+ Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập, tìm hiểu về cấu tạo chung của ô tô.

+ Có ý thức trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng xã hội.

+ Biết chủ động, tích cực tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau để mở rộng hiểu biết.

  • Giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, trao đổi tích cực với GV và các bạn trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết nhân tích thông tin từ các nguồn tài liệu hoặc từ quan sát thực tế liên quan để đề xuất giải pháp cho vấn đề đặt ra trong bài học, kết nối kiến thức với thực tiễn.

Năng lực công nghệ

  • Năng lực nhận thức công nghệ: Nêu được tên các bộ phận chính của ô tô và chức năng của các bộ phận đó.
  • Đánh giá công nghệ: Trình bày được sự khác biệt về năng suất và hiệu quả của giao thông vận tải và một số hoạt động sản xuất khi có ô tô và khi chưa có ô tô.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Hình ảnh video hoặc clip được khai thác trên mạng internet về cấu tạo ô tô.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò hứng thú của HS trong việc tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS nêu những phát biểu ban đầu về cấu tạo ô tô.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.1 (SGK – tr11) và trả lời câu hỏi:

Hình 21.1 cho thấy ô tô được tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Em hãy kể tên một số bộ phận chính của ô tô.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý:

Một số bộ phận chính của ô tô: động cơ, hệ thống truyền lực, bánh xe và hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung vỏ, hệ thống điện và điện tử.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay - Bài 21. Khái quát chung về ô tô

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vai trò của ô tô đối với đời sống xã hội
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, nêu được nhiệm vụ và nêu được vai trò của ô tô đối với đời sống xã hội
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vai trò của ô tô đối với đời sống xã hội, tác động tiêu cực của ô tô và trách nhiệm của người sử dụng ô tô.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Tìm hiểu về cách di chuyển và vận tải của con người trước khi ô tô ra đời. Năng suất và hiệu quả của những cách thức đó?

+ Nêu vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất

+ Tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực của ô tô đối với môi trường xã hội

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr111)

Hãy quan sát Hình 21.2 và nêu vai trò của ô tô đối với đời sống và sản xuất.

 

- GV tổng kết về nội dung Vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

Vai trò của ô tô đối với đời sống và sản xuất:

- Là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường bộ.

- Giúp thực hiện cơ giới hóa một số hoạt động lao động sản xuất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về Vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I - Vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất

- Trước khi ô tô ra đời, giao thông vận tải đường bộ rất khó khăn.

- Ngày nay, ô tô là phương tiện giao thông vận tải chính trên đường bộ và giúp cơ giới hóa hoạt động sản xuất.

- Ô tô có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sản xuất, nhưng cũng gây ra mặt tiêu cực như gây tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

- Người sử dụng ô tô cần có ý thức trách nhiệm cao đối với xã hội và môi trường tự nhiên của đất nước.

Nhận xét

- Ô tô giúp hoạt động giao thông vận tải đạt năng suất, hiệu quả cao hơn và giúp cơ giới hóa một số hoạt động lao động, sản xuất

- Một số tác động tiêu cực của ô tô:

+ ô nhiễm môi trường sinh thái

+ tai nạn giao thông

⇒ Người sử dụng ô tô cần ý thức, trách nhiệm cao đối với xã hội và môi trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo chung của ô tô

  1. Mục tiêu: Giúp HS kể được một số bộ phận chính và chức năng của chúng đối với hoạt động của ô tô.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, trả lời câu hỏi hoàn thành nhiệm vụ học tập
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhiệm vụ và ghi được một số bộ phận chính và chức năng của chúng đối với hoạt động của ô tô.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận, nghiên cứu SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr112)

Hãy đọc nội dung mục II và thực hiện yêu cầu sau:

- Kể tên các bộ phận chính của một ô tô.

- Nêu chức năng của mỗi bộ phận đó

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Thông tin bổ sung (SGK – tr114) để so sánh xe cơ giới chuyên dụng với ô tô

- GV giới thiệu thêm một số bộ phận khác của ô tô.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

Tên bộ phận

Chức năng

Động cơ

Tạo ra nguồn cơ năng cho ô tô hoạt động

Hệ thống truyền lực

Nổi hoặc ngắt động cơ với các bánh xe chủ động truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động.

Bánh xe và hệ thống treo

Đỡ trọng lượng xe tiếp nhận các lực từ mặt đất để ô tô có thể chuyển động êm dịu và an toàn.

Hệ thống lái

Điều khiển hướng chuyển động của ô tô

Hệ thống phanh

Điều khiển giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng xe lâu dài

Khung vỏ

Làm giá đỡ chính để lắp các bộ phận tạo các khoang chức năng của ô tô

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về  cấu tạo chung của ô tô

- GV chuyển sang hoạt động mới.

II. Cấu tạo chung của ô tô

- Các bộ phận chính của ô tô bao gồm: động cơ, hệ thống truyền lực, bánh xe và hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung vỏ, hệ thống điện và điện tử.

- Ngoài các bộ phận chính, ô tô còn có thể có hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị tiện nghi khác để tăng tiện nghi cho người sử dụng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng là?

  1. Xe máy
  2. Ô tô
  3. Tàu hỏa
  4. Máy bay

Câu 2: Bộ phận nào của ô tô có chức năng dùng để điều khiển chuyển hướng chuyển động của ô tô?

  1. Hệ thống truyền lực
  2. Hệ thống lái
  3. Hệ thống treo
  4. Hệ thống phanh

Câu 3: Vai trò của ô tô trong sản xuất là?

Chở nhiều người

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 21 Khái quát công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 21 Khái quát công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, GA word bài 21 Khái quát chung về ô tô

Kho tài liệu Công nghệ 11 kết nối tri thức

Giải công nghệ 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT công nghệ 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề công nghệ 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ
Phiếu làm bài trắc nghiệm công nghệ 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án công nghệ 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 11 kết nối tri
Đề kiểm tra công nghệ 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án công nghệ kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ