KTPL 10 cánh diều: Tải giáo án bài 1 Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Mẫu giáo án bài 1 Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình kinh tế và pháp luật 10 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ NỀN KINH TẾ

BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.

- Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác

+ Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

+ Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin. ý tưởng và để thảo luận, lập luận về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

* Năng lực riêng:

- Điều chỉnh hành vi

+ Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

+ Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của ngườikhác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đồng tình, ủng hộ những thái độ. hành vi, việc làm thể hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm thực hiện chưa đúng trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế.

+ Tự điều chỉnh và nhúc nhỏ, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của minh trong việc thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

- Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

+ Có khả năng tham gia một số hoạt động kinh tế phù hợp với lửa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế.

+ Biết chủ động tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

+ Giải thích được một cách đơn giản một số hiện trọng, vấn đề kinh tế đang diễn ra ở địa phương và đất nước.

  1. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

+ Thực hiện tốt trách nhiệm của công dân HS khi tham gia các hoạt động kinh tế.

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;

 Hình ảnh/Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo nam châm dính bảng; Phiếu bài tập.

  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các moạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Em hãy quan sát các hình ảnh sau, xác định các hoạt động kinh tế ở mỗi bức và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS trả lời:

+ Hình ảnh 1 là hoạt động sản xuất; hình ảnh 2 là hoạt động trao đổi, mua bán; hình ảnh 3 là hoạt động tiêu dùng.

+ Mối liên hệ giữa các hình ảnh: Các hoạt động kinh tế trong 3 hình ảnh trên có mối liên hệ với nhau, trong đó: Việc trồng rau (hình ảnh 1) thông qua trao đổi, mua bán (hình ảnh 2), để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (hình ảnh 3).

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế như: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vậy, mỗi hoạt động trên có vai trò gì trong đời sống xã hội? Đối với HS trung học phổ thông, các em cần có trách nhiệm như thế nào khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất

  1. Mục tiêu:

- Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động sản xuất.

- Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.

  1. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời gian làm việc; phát cho mỗi thóm 1 bảng phụ, bút viết bảng/giấy A3; giao nhiệm vụ cho các nhóm
  2. Sản phẩm học tập: Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

− GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời gian làm việc; phát cho mỗi thóm 1 bảng phụ, bút viết bảng/giấy A3; giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

+ Đọc 3 thông tin ở mục 1 trong SGK trang 6, 7.

+ Trả lời 2 câu hỏi trong SGK trang 7 và ghi kết quả vào bảng nhóm/giấy A3:

a) Em hãy cho biết hoạt động sản xuất trong mỗi thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con người và xã hội.

b) Theo em, điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2 là gì?

GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động sản xuất, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn), mỗi nhóm cử 1 HS làm thư kí ghi nhanh câu trả lời.

 - GV quan sát HS thảo luận nhóm, xác định nhóm có kết quả tốt nhất (tinh thần hợp tác trong nhóm, thời gian thảo luận nhanh nhất, hiệu quả nhất).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chọn đại diện của I – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Qua hoạt động thảo luận nhóm (hoặc hoạt động khác), HS bước đầu nhận biết được vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế.

a) Thông tin 1: Hoạt động sản xuất của làng nghề tạo ra các sản phẩm vật chất (gốm sứ) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người (Ví dụ: Nhu cầu trang trí, mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt,...); thông tin 2: Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần (âm nhạc) thoả mãn nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của con người; thông tin 3: Hoạt động sản xuất vật chất (sản xuất lúa gạo) thoả mãn nhu cầu tiêu dùng vật chất của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước....

b) Điểm giống nhau: Cả 3 hoạt động trên đều là hoạt động sản xuất, đều tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Điểm khác nhau: Hoạt động 1, 3 là hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất; hoạt động 2 là hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất

+ Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.

+ Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.

+ Mỗi chủ thể cần tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 1 Các hoạt kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 1 Các hoạt kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, GA word bài 1 Các hoạt động kinh tế trong đời

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 10 cánh diều

Giải Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 10 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 10 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 10 cánh
Đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án kinh tế và pháp luật cánh diều bản chuẩn, đầy đủ