Vật lí 11 kết nối tri thức: Tải slide trình chiếu bài 6 Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Mẫu giáo án powerpoint, giáo án điện tử, slide trình chiếu vật lí 11 kết nối tri thức. Chi tiết bài 6 Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng. Bài giảng này được thiết kế hấp dẫn, cuốn hút. Các nội dung chính được trình bày cô đọng, dễ nhớ. Giáo án dùng để chiếu lên tivi, máy chiếu dạy cho học sinh. Tải về đơn giản, dễ dàng

Nội dung giáo án

......

=> Phía trên chỉ là một phần. Giáo án khi tải về có đủ nội dung bài học

Nội dung chính trình bài trong Slides

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Tại sao để xích đu tiếp tục hoạt động, người mẹ thỉnh thoảng lại đẩy nhẹ vào xích đu?

BÀI 6: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Dao động tắt dần

Dao động cưỡng bức

Hiện tượng cộng hưởng

  1. DAO ĐỘNG TẮT DẦN
  2. Dao động tự do

Trong các bài trước, ta đã giả thiết không có lực ma sát tác dụng vào con lắc.Con lắc dao động với biên độ và tần số riêng (kí hiệu là f0) không đổi. Dao động như vậy gọi là dao động tự do vì nó chỉ phụ thuộc vào đặc tính của con lắc.

  1. Dao động tắt dần
  • Dụng cụ thí nghiệm:
  • Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 6.1a.

Bước 2: Bật đồng thời hai công tắc trên hộp gỗ để nam châm không hút quả nặng nữa (con lắc bắt đầu dao động), con lăn đồng thời chuyển động đẩy tấm gốc ghi đồ thị chuyển động theo, khi con lắc dao động, bút lông gắn trên quả nặng tiếp cúc với tâm ghi đồ thị và cho nhận xét về biên độ dao động của con lắc đơn.

  • Tiến hành thí nghiệm:

Bước 3: Khi con lăn đã lăn hết tấm ghi đồ thị, đóng hai công tắc trên hộp gỗ (con lăn và con lắc ngừng hoạt động) tháo tấm ghi đồ thị ra, quan sát và cho nhận xét về biên độ và chu kì của con lắc đơn.

Hãy giải thích tại sao dao động lại tắt dần?

Khi con lắc dao động, nó chịu những lực ma sát và lực cản nào? Những lực này chuyển hóa dần cơ năng thành dạng năng lượng nào?

  • Trong dao động tắt dần biên độ giảm dần theo thời gian, còn chu kì (hay tần số) không đổi.
  • Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần.
  • Nguyên nhân làm dao động tắt dần là do lực ma sát và lực cản của môi trường.
  1. Ứng dụng

Bộ phận giảm xóc của xe máy là ứng dụng của dao động tắt dần…

Câu hỏi (SGK – tr25)

Hãy tìm trong thực tế ví dụ về dao động tắt dần và cho biết trong mỗi trường hợp thì dao động tắt dần là có lợi hay có hại.

Ví dụ về dao động tắt dần:

  • Lò xo giảm xóc của mô tô, một số xe đạp sau khi đi qua đoạn đường mấp mô dao động tắt dần thì dao động tắt dần có lợi.
  • Dao động của xích đu ở đầu bài là tắt dần, trong trường hợp này dao động tắt dần là có hại vì muốn duy trì dao động thì lại cần phải bù năng lượng cho nó.
  1. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Ví dụ: Khi đến bến xe buýt, xe chỉ tạm dừng nên không tắt máy, thân xe vẫn dao động. Dao động đó là dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực cưỡng bức tuần hoàn gây ra bởi chuyển động của pit-tông trong xi lạnh của máy nổ.

  1. Khái niệm dao động cưỡng bức

Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số f bất kì. Khi dao động ổn định, tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực.

Câu hỏi (SGK – tr25): Tìm thêm ví dụ về dao động cưỡng bức

Ví dụ về dao động cưỡng bức: Để giữ cho xích đu không dao động tắt dần người ta thường tác dụng lực vào mỗi nửa chu kì dao động của vật để xích đu được duy trì với biên độ không đổi.

  1. Đặc điểm:

Thảo luận nhóm

Tần số và biên độ của dao động cưỡng bức có đặc điểm gì?

Dao động cưỡng bức khi ổn định có những đặc điểm sau đây:

  • Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
  • Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực, độ lớn lực cản của môi trường, độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ dao động.

Hoạt động (SGK – tr26)

  • Dụng cụ thí nghiệm: hình bên cạnh
  • Dự đoán hiện tượng xảy ra với các con lắc khi con lắc Đ được kéo sang một bên theo phương vuông góc với thanh rồi thả ra và dự đoán con lắc nào dao động mạnh nhất.
  • Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 6.3.

Bước 2: Điều khiển con lắc Đ sang một bên theo phương vuông góc với thanh rồi thả ra cho dao động.

Trả lời

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA Powerpoint bài 6 Dao động vật lí 11 kết nối tri thức, Tải mẫu GA điện tử bài 6 Dao động vật lí 11 kết nối, Slide bài giảng bài 6 Dao động tắt dần. Dao động cưỡng

Kho tài liệu Vật lí 11 kết nối tri thức

Giải vật lí 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải SBT vật lí 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập t
Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn vật lí 11 kết nối tri th
Đề kiểm tra vật lí 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi vật lí 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa

Giáo án vật lý kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ