Toán 3 kết nối tri thức: Tải slide trình chiếu bài 16 Điểm ở giữa. trung điểm của đoạn thẳng

Mẫu giáo án powerpoint, giáo án điện tử, slide trình chiếu toán 3 kết nối tri thức. Chi tiết bài 16 Điểm ở giữa. trung điểm của đoạn thẳng. Bài giảng này được thiết kế hấp dẫn, cuốn hút. Các nội dung chính được trình bày cô đọng, dễ nhớ. Giáo án dùng để chiếu lên tivi, máy chiếu dạy cho học sinh. Tải về đơn giản, dễ dàng

Nội dung giáo án

......

=> Phía trên chỉ là một phần. Giáo án khi tải về có đủ nội dung bài học

Nội dung chính trình bài trong Slides

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Ai nhanh trí hơn?

Đố em biết vị trí của bạn Sơn như thế nào so với hai bạn còn lại?

  • Bạn Sơn đứng giữa Thúy và Hoa.
  • Khoảng cách từ vị trí bạn Sơn đến vị trí bạn Thúy bằng khoảng cách từ vị trí bạn Sơn đến vị trí bạn Hoa.

CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI

BÀI 16: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (Tiết 1)

KHÁM PHÁ

  1. a) Điểm ở giữa

Quan sát hình ảnh sau, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Em có nhận xét gì về vị trí ba điểm A, B, C? Ba điểm A, B, C có cùng nằm trên một đường thẳng không?
  • Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
  • Quan sát hình ảnh sau, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
  • A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
  • B là điểm ở giữa hai điểm A và C.

Quan sát hình ảnh sau và cho biết:

  • Ba điểm C, E, D có thẳng hàng không? Vì sao?
  • Vậy E có được coi là điểm nằm giữa C và D không?
  • Ba điểm C, E và D không thẳng hàng.
  • E không phải là điểm ở giữa hai điểm C và D.
  1. b) Trung điểm của đoạn thẳng

Em hãy đọc đoạn hội thoại giữa bạn Nam và rô-bốt.

Thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi:

  • Ba điểm D, H, E có thẳng hàng không? Vì sao?
  • Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
  • Em hãy đọc số đo độ dài trên hình vẽ, so sánh độ dài đoạn thẳng DH và độ dài đoạn thẳng HE.
  • H là điểm ở giữa hai điểm D và E.
  • Độ dài đoạn thẳng DH bằng độ dài đoạn thẳng HE, viết là DH = HE.
  • H được gọi là trung điểm của đoạn thẳng DE.

Quan sát tiếp hình sau và trả lời câu hỏi:

  • Ba điểm M, P, N có thẳng hàng không. Vì sao?
  • Em hãy so sánh độ dài đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
  • Vậy N có là trung điểm của đoạn MP không?

N không là trung điểm của MP vì MN > NP.

LUYỆN TẬP

BT1

Điền Đ, S vào ?

  1. M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
  2. N là điểm nằm giữa hai điểm B và C.
  3. N là trung điểm của đoạn thẳng BC.
  4. B là điểm ở giữa hai điểm M và N.

BT2

  1. Tìm ba điểm thẳng hàng.
  2. Điểm H ở giữa hai điểm nào?
  3. Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng nào?

Giải

  1. a) Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ: A, H, B; H, M, K; C, K, D;
  2. b) Điểm H ở giữa hai điểm A và B.
  3. c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK vì M là điểm ở giữa hai điểm H và K, MH = MK.

BT3

Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ.

Giải

  • Điểm H là trung điểm của đoạn thẳng AC;
  • Điểm G là trung điểm của đoạn thẳng BD.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập các kiến thức đã học

Làm bài tập trong SBT

Chuẩn bị bài sau - Tiết 2: Luyện tập

BÀI 16: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (Tiết 2)

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình vẽ và cho biết câu nào đúng, câu nào sai?

  1. a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
  2. b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
  3. c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.
  4. d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.

LUYỆN TẬP

BT1

Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:

  1. Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không?
  2. Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC hay không?

Giải

  1. a) Điểm M nằm ở giữa hai điểm A và B, đoạn thẳng AM có độ dài là 3 cm, đoạn thẳng MB có độ dài là 3cm.

 Vậy điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

  1. b) Điểm B không là trung điểm của đoạn thẳng AC vì độ dài đoạn thẳng AB là 6 cm, độ dài đoạn thẳng BC là 7 cm.

BT2

Xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.

Gợi ý

Để xác định được trung điểm của mỗi đoạn thẳng thì phải xác định được độ dài của mỗi đoạn thẳng đó.

Giải

  • Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN vì ba điểm M, I, N thẳng hàng và mỗi đoạn thẳng MI, IN có độ dài bằng 2 lần cạnh của ô vuông.
  • Điểm K là trung điểm của đoạn thẳng NP vì ba điểm N, K, P thẳng hàng và mỗi đoạn thẳng NK, KP có độ dài bằng 4 lần cạnh của ô vuông.

BT3

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Con cào cào cần nhảy thêm mấy bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB?

Gợi ý:

  • Đoạn thẳng AB dài bằng bao nhiêu đốt tre?
  • Vậy trung điểm của đoạn thẳng AB chia đoạn thẳng AB thành hai đoạn thẳng bằng nhau và mỗi đoạn thẳng đó dài bằng bao nhiêu đốt tre?

Như vậy, cào cào cần nhảy thêm 2 bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB.

VẬN DỤNG

Tận dụng nền gạch vuông trong lớp, dùng phấn vẽ một hình vuông hoặc hình chữ nhật.

+ Mỗi lần bốn bạn chơi (đứng sẵn trong hình vuông), các bạn này làm theo lệnh của GV, bạn nào thực hiện sai hoặc chậm nhất (trong bốn bạn) thì chịu hình phạt vui.

+ Các lệnh có thể như sau:

  • Mỗi bạn đứng ở một đỉnh của hình vuông.
  • Mỗi bạn đứng ở trung điểm của một cạnh của hình vuông.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học trong bài

Hoàn thành bài tập 4 SGK và bài tập SBT

Chuẩn bị bài sau - Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI GIẢNG!

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA Powerpoint bài 16 Điểm ở toán 3 kết nối tri thức, Tải mẫu GA điện tử bài 16 Điểm ở toán 3 kết nối, Slide bài giảng bài 16 Điểm ở giữa. trung điểm của đoạn

Kho tài liệu Toán 3 kết nối tri thức

Giải toán 3 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải toán 3 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn,
Giải VBT toán 3 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải VBT toán 3 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Phiếu làm bài trắc nghiệm toán 3 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm toán 3 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc
Giáo án toán 3 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn toán 3 kết nối tri thức.
Đề kiểm tra toán 3 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi toán 3 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa học