Ngữ văn 8 cánh diều: Tải slide trình chiếu bài 2 Tự đánh giá Quê người

Mẫu giáo án powerpoint, giáo án điện tử, slide trình chiếu ngữ văn 8 cánh diều. Chi tiết bài 2 Tự đánh giá Quê người. Bài giảng này được thiết kế hấp dẫn, cuốn hút. Các nội dung chính được trình bày cô đọng, dễ nhớ. Giáo án dùng để chiếu lên tivi, máy chiếu dạy cho học sinh. Tải về đơn giản, dễ dàng

Nội dung giáo án

......

=> Phía trên chỉ là một phần. Giáo án khi tải về có đủ nội dung bài học

Nội dung chính trình bài trong Slides

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy thực hiện các câu hỏi sau:

  • Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 2: Thơ sáu chữ, thơ bảy chữ
  • Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 2

Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ

Tự đánh giá

QUÊ NGƯỜI

Em hãy thực hiện yêu cầu sau:

Đọc văn bản “Quê người” và trả lời các câu hỏi sau

Câu hỏi 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/ Cũng trắng màu mây bay phía xa/ Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói giảm, nói tránh
  3. Điệp
  4. Đối

Câu hỏi 2: Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?

  1. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
  2. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
  3. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
  4. Cây lá, nếp nhà dân đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn

Câu hỏi 3: Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?

  1. Xa lạ
  2. Gần gũi
  3. Thú vị
  4. Băn khoăn

Câu hỏi 4: Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?

  1. Day dứt, trăn trở
  2. Thân mật, suồng sã
  3. Bông đùa, hóm hỉnh
  4. Cổ kính, trang trọng

Câu hỏi 5: Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?

  1. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thứ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thứ 3)
  2. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thứ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thứ 3)
  3. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
  4. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thứ 3)

Câu 6. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?

Đáp án:

Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi xa xứ, ở nơi đất khách quê người nhớ về quê hương của mình.

Câu 7. Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.

“Nhìn mây trắng”

“Nhìn nắng hanh vàng”

“Ngó xuống mũi giày, rồi thốt lên “đành vậy”

> Tác giả đã ý thức được mình đang ở nơi đất khách quê người, mượn khung cảnh nơi đây cho khuây nỗi nhớ quê nhà.

Câu 8. Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?

Hai khổ thơ đầu

> Tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là ở quê

Khổ thơ cuối

> Ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ

Nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét

Người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương.

Câu 9. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Đáp án:

Em thích nhất hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi “đất khách” nhưng lại khiến tác giả ngỡ là của quê hương mình. Bởi mặc dù ông đang ngắm, chìm đắm trong cảnh vật đẹp đẽ ấy, thì điều thôi thúc ông, không ngừng làm ông nhớ đến, đó vẫn là quê hương mình.

Câu 10. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương đã giúp em hiểu thêm phần nào về tâm tư, tình cảm của những người con xa xứ khi nhớ về quê hương của mình. Quê hương trong nỗi nhớ của họ thật sâu sắc, thấm thía, ngọt ngào. Đó đơn giản chỉ là một áng mây, một vạt nắng, hay đỉnh đồi nhuộm sắc ánh vàng,… Quê hương góp phần tạo nên những tiên đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Bởi vậy khi đi xa, người ta thường hay nhớ về như là một điểm tựa tình thần giúp ta vượt qua nhiều gian nan, thử thách trên đường đời. Bài thơ trên đã góp phần đem tới cho người đọc những lắng đọng, trầm tư khi nhắc đến quê hương với nỗi nhớ dạt dào. Qua đây, ta thấy được nhà thơ đã thay mặt để gửi gắm hết tâm tư, tình cảm của mình, nói lên tiếng lòng đau đáu của những người ở nơi đất khách quê người.

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA CÁC EM!

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA Powerpoint bài 2 Tự đánh ngữ văn 8 cánh diều, Tải mẫu GA điện tử bài 2 Tự đánh ngữ văn 8 cánh diều, Slide bài giảng bài 2 Tự đánh giá Quê người

Kho tài liệu Ngữ văn 8 cánh diều

Giải Ngữ văn 8 Cánh diều dễ hiểu
Giải ngữ văn 8 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, chỉ
Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT tiếng việt 8 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Phiếu làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc nghi
Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn ngữ văn 8 cánh diều. Các
Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi ngữ văn 8 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học kì

Giáo án ngữ văn cánh diều bản chuẩn, đầy đủ