Lịch sử 11 cánh diều: Tải giáo án bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Mẫu giáo án bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á - lịch sử 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình lịch sử 11 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TẬP Ở ĐÔNG NAM Á

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương).
  • Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
  • Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Có ý thức trân trọng những thành quả đấu tranh giành độc lập và phát triển ở Đông Nam Á hiện nay.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua việc tìm hiểu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa và liên hệ được với thực tế ở Việt Nam.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để biết cách giải quyết nội dung về hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo và lục địa, về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  • Trách nhiệm: có trách nhiệm trong học tập được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
  • Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về quá trình đấu tranh xâm lược, giành độc lập dân tộc và phát triển ở Đông Nam Á.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, HS đoán tên Quốc kì của các nước Đông Nam Á và cho biết ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
  4. Sản phẩm: HS nói tên Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á và nêu ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày này.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, đoán tên Quốc kì của các nước Đông Nam Á.

- GV lần lượt trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Quốc kì của các nước Đông Nam Á:

     

Hình 1

Hình 2

Hình 3

     

Hình 4

Hình 5

Hình 6

     

Hình 7

Hình 8

Hình 9

   

 

Hình 10

Hình 11

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án trò chơi:

+ Hình 1: In-đô-nê-xi-a.

+ Hình 2: Đông-ti-mo.

+ Hình 3: Cam-pu-chia.

+ Hình 4: Bru-nây.

+ Hình 5: Phi-lip-pin.

+ Hình 6: Mi-an-ma.

+ Hình 7: Ma-lai-xi-a.

+ Hình 8: Lào.

+ Hình 9: Xing-ga-po.

+ Hình 10: Việt Nam.

+ Hình 11: Thái Lan.

- GV kết luận: Quốc kì của các nước Đông Nam Á rất đa dạng và là biểu tượng cho nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia. Các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trải qua hành trình đấu tranh lâu dài, gian khổ với nhiều hình thức khác nhau để đi đến độc lập dân tộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á hải đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1a SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á hải đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1a SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Đặc thù của khung cảnh chính trị vùng hải đảo có tính chất phân tán, vì thế các cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở quy mô rất khác nhau, chủ yếu mang tính chất rời rạc.

+ Ở một số tiểu quốc Hồi giáo, triều đình phong kiến chấp nhận nền bảo hộ của thực dân phương Tây.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a. Đông Nam Á hải đảo

- Tại Phi-lip-pin:

+ Giữa thế kỉ XVI: đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha.

+ Từ thế kỉ XVIII: phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi.

Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.

- Tại In-đô-nê-xi-a:

+ Thế kỉ XVII: đấu tranh chống thực dân Hà Lan dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.

+ Đầu thế kỉ XIX: hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tiến hành cuộc kháng chiến trên đảo Gia-va nhưng thất bại.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma và ba nước Đông Dương).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2, đọc thông tin mục 1b SGK tr.35 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Mi-an-ma và ba nước Đông Dương.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1b, quan sát Hình 2 SGK tr.35 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Mi-an-ma, Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nước

Nội

dung

Mi-an-ma

Việt Nam

Cam-pu-chia

Lào

Cuộc đấu tranh chống xâm lược

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bối cảnh các quốc gia khu vực bị xâm lược và tác động của chính xác khai thác thuộc địa tới phong trào chống xâm lược.

- GV cung cấp thêm cho HS thông tin về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục, làm việc theo cặp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á lục địa theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận:

+ Mi-an-ma: Thực dân Anh trải qua ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện.

+ Đông Dương: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lan rộng với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến, quan lại, hoàng thân,…

→ Làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Đông Nam Á lục địa

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nước

Nội dung

Mi-an-ma

Việt Nam

Cam-pu-chia

Lào

Công cuộc đấu tranh chống xâm lược

- Kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 – 1826, 1852 và 1885) diễn ra mạnh mẽ.

- Năm 1885, , người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra trong gần ba thập kỉ (1858 – 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha Xoa (1863-1866),...

Phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động trải nghiệm (giao nhiệm vụ dự án trước một tuần), yêu cầu HS sử dụng giấy A0, khai thác Hình 3 - 4, mục Em có biết, mục Góc mở rộng SGK tr.37 và thực hiện nhiệm vụ:

- Nêu ba giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- Đánh dấu các sự kiện lịch sử quan trọng trên lược đồ Đông Nam Á được phản ánh trong ba giai đoạn đó.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ử Đông Nam Á và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 6 Hành trình lịch sử 11 cánh diều, Tải mẫu giáo án bài 6 Hành trình lịch sử 11 cánh diều, GA word bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân

Kho tài liệu Lịch sử 11 cánh diều

Giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều
Giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải lịch sử 11 cánh diều dễ hiểu
Giải lịch sử 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, ch
Giải SBT lịch sử 11 cánh diều dễ hiểu
Giải SBT lịch sử 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọ
Giáo án lịch sử 11 cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn lịch sử 11 cánh diều. C
Phiếu làm bài trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều
Phiếu trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc ng
Đề kiểm tra lịch sử 11 cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi lịch sử 11 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học k

Giáo án lịch sử cánh diều bản chuẩn, đầy đủ