Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức: Tải giáo án Bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Mẫu giáo bài Bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác trong chương trình kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ

TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong một số tình huống đơn giản.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, giải quyết những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được các quan điểm, các hành vi, xử lí được các tình huống đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế, thông tin,… liên quan tới bài học.
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- Tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.136.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trong thời gian 3 phút, các nhóm hãy liệt kê các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà mình biết ra giấy/bảng phụ. Sau 3 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều nhất sẽ thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, cho ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

Một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:

Tín ngưỡng ở Việt Nam

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng

Tôn giáo ở Việt Nam

Phật giáo

Công giáo

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.136

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

Em hãy chia sẻ lại một hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ như thế nào về hoạt động đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ và trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV nêu ví dụ về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:

 https://youtu.be/F4sJu0A_FmU?si=c4QlOoibzBvlDFCJ

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã ăn sâu vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt, trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống của đông đảo người Việt Nam, phản ánh tinh thần, ý thức dân tộc và sự kết nối cộng đồng của người Việt Nam.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tín ngưỡng, tôn giáo là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam nói riêng và nhiều người dân trên thế giới nói chung. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo còn là một trong các quyền tự do cơ bản của công dân và được Hiến pháp và pháp luật quy định, Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.136 – 138 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.136, 137 và trả lời các câu hỏi:

1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?

2/ Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hằng ngày. Theo em, những việc làm đó mang lại ý nghĩa gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- GV cung cấp thêm video liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 - Hoạt động 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi:

1/ Trường hợp 3, bố mẹ A đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình.

Trường hợp 3, X cùng mẹ đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc vào ngày lễ, tết hằng năm hai mẹ con đều đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử - văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kính của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè.

2/ Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hằng ngày: tỏ thái độ tôn trọng đối với những người theo tôn giáo; thành kính đối với các cơ sở tôn giáo; mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tới tham quan các cơ sở tôn giáo; sử dụng ngôn từ phù hợp, tích cực khi viết bài giới thiệu về các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương;...

Những việc làm thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện sự tự do trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của công dân; thể hiện thái độ tích cực của mỗi công dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thể hiện thái độ, hành vi văn minh của công dân trong đời sống hằng ngày,...

- GV mời HS nêu quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

a. Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền tham gia lễ hội; có quyền học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo; có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;...

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài Bài 21 Quyền kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài Bài 21 Quyền kinh tế pháp luật 11 kết nối, GA word bài Bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công

Kho tài liệu Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ gi
Giải SBT kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. T
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác
Phiếu làm bài trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi,
Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn kinh tế pháp luật 11 kết
Đề kiểm tra kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề

Giáo án kinh tế và pháp luật kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ