Các bài khác
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 1 Xây dựng và phát triển nhà trường
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 2 Quản lí bản thân
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 5 Xây dựng cộng đồng văn minh
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 6 Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 7 Thế giới nghề nghiệp
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 8 Lựa chọn nghề nghiệp tương lai
- HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 9 Rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp
HĐTN 11 cánh diều: Tải giáo án Chủ đề 1 Xây dựng và phát triển nhà trường
Mẫu giáo án chủ đề 1 Xây dựng và phát triển nhà trường - hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chi chủ đề. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các chủ đề khác trong chương trình hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
- Hợp tác được với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng.
- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập rèn luyện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Hợp tác cùng bạn trong các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tự chủ trong giải quyết vấn đề và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Giải quyết vấn đề phát sinh khi tham gia hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, hoạt động Đoàn.
- Phẩm chất:
- - Yêu nước: Luôn hợp tác cùng nhau để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- - Nhân ái: Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- - Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Tập hợp các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường để giúp HS nhận ra và có những định hướng cho việc tìm hiểu.
- - Thu thập các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường và của các trường khác (nếu được).
- Đối với học sinh
- - Thu thập thông tin về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường dựa trên Website của trường, từ thầy cô hoặc các anh chị lớp trên.
- - Chuẩn bị báo cáo về kết quả đạt được từ các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường để chia sẻ với lớp.
- - Dự kiến kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
- - Thực hiện các hoạt động chuẩn bị để tham gia hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1 Giới thiệu phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường
Gợi ý:
- Giới thiệu một vài hướng hoạt động để xây dựng và phát triển nhà trường, ví dụ như hoạt động làm xanh - sạch – đẹp khung cảnh nhà trường; hoạt động thi văn nghệ, thể dục thể thao; tham gia các hoạt động thiện nguyện; thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên nhà trường,...
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS tổ chức toạ đàm về việc tham gia của phụ huynh trong xây dựng và phát triển nhà trường.
1.2. Giao lưu theo chủ đề Phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường
Gợi ý:
- Tổ chức toạ đàm với chủ đề “Phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường”.
- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về xây dựng và phát triển mối hệ tốt đẹp trong nhà trường.
1.3. Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học
Gợi ý:
- Thông báo về chủ đề hoạt động của Đoàn Thanh niên trong năm học.
- Trao đổi kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học.
- Cam kết thực hiện kế hoạch hoạt động của Đoàn Thanh niên.
1.4. Tổng kết các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, phát huy truyền thống
Gợi ý:
- Tổ chức lễ tổng kết các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
- 1 Chia sẻ các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Gợi ý:
- Thảo luận về các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường có thể thực hiện được.
- Xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- 2 Trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô,
bạn bè
Gợi ý:
- - Chia sẻ một kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- - Nêu cảm xúc khi tham gia các hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- 3 Thảo luận về các hoạt động của lớp phù hợp với chủ đề của Đoàn Thanh
niên nhà trường
- - Liệt kê các hoạt động của lớp có thể tham gia phù hợp với chủ đề của Đoàn Thanh niên nhà trường.
- - Trao đổi về cách thực hiện các hoạt động này.
1.4. Trao đổi về quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng
- - Thảo luận về những điều nêu trong quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng
- - Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng.
- - Trao đổi về sự cần thiết phải hiểu rõ quy định, nội quy của trường, lớp, cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
- Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
- Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài: “Ngồi lại bên nhau – Thảo Trang”.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau một thời gian nghỉ ngơi, nay quay lại trường để chuẩn bị cho năm học mới, các em hãy chia sẻ cảm xúc của bản thân ngay lúc này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cùng hát vang và chia sẻ cảm xúc trước thầy cô và các bạn trong những ngày đầu quay lại trường học.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ cảm xúc của bản thân.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em thân mến, trường học là nơi để chúng ta học tập, điều đó không có nghĩa chúng ta chỉ đến trường để học. Mà song song với đó, ngoài việc học, mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm để xây dựng trường học của mình ngày càng phát triển. Các em có thể xây dựng và phát triển nhà trường thông qua nhiều việc làm khác nhau như: thân thiện với thầy cô bạn bè, tham gia các hoạt động trường lớp, tuân thủ các quy định nhà trường,…Và để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở chủ đề đầu tiên của môn Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11, Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
- Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận biết được các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Xác định được cách thức hợp tác với bạn để tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Có hứng thú tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường thông qua 2 nhiệm vụ chính:
- Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
- Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
- Sản phẩm: HS đưa ra được các hoạt động xây dựng nhà trường dựa trên hiểu biết của bản thân, tham khảo thêm các hoạt động khác từ các bạn và cùng nhau thực hiện.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thám tử lừng danh”. - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường đã biết được qua nhiều kênh tìm hiểu khác nhau (thầy cô, trang web nhà trường, học sinh cũ…). - Từ các hoạt động HS nêu ra, GV yêu cầu HS nêu hoạt động tâm đắc nhất, giải thích vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu. - Mỗi HS lựa ra một hoạt động tâm đắc và đưa ra lí do yêu thích hoạt động đó. - GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của nhóm mình. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ về hoạt động mà mình tâm đắc nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và kết luận. - GV chuyển sang tìm hiểu nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Em đã hợp tác với bạn như thế nào để góp phần xây dựng và phát triển nhà trường? - Sau khi HS chia sẻ, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động cùng bạn để xây dựng và phát triển nhà trường? (gv gợi ý: cảm xúc khi bản thân đề xuất ý tưởng hoạt động cùng nhau, hoặc khi phân công nhiệm vụ…) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và chia sẻ theo cặp - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Tìm hiểu các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. 1. Chia sẻ về một số hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường - Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp… - Tham gia diễn đàn “Vì ngày mai lập nghiệp”. - Vận dụng các phương pháp học tập tích cực. - Tham gia ngày hội đọc sách - Tham gia phong trào “Xây dựng một trường giáo dục thân thiện, không có bạo lực, bắt nạt học đường”. - ….
2. Trao đổi về cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. - Cách hợp tác của em với bạn: + Đề xuất ý tưởng tham gia hoạt động, + Lựa chọn hoạt động phù hợp để cùng tham gia; + Phân chia nhiệm vụ và cùng nhau phối hợp thực hiện; + Đánh giá kết quả của sự hợp tác cùng nhau thực hiện hoạt động,...
*Kết luận: Có nhiều cách hợp tác với bạn để cùng nhau tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè
- Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Đưa ra được những cách phát triển khác mà bản thân đã trải nghiệm.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè thông qua 2 nhiệm vụ chính:
- Chỉ ra những cách thức mà các nhân vật trong bốn tình huống ở SGK trang 8 đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Sản phẩm: HS xử lí được các tình huống, đưa ra cách làm thiết thực để phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những cách thức mà các nhân vật trong bốn tình huống ở SGK trang 8 đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về những các thức mà các bạn HS đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè trong 4 tình huống ở SGK trang 8 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu. - GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của nhóm mình. - GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và đưa ra các cách thức của các tình huống trong sgk. - GV chuyển sang tìm hiểu nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức HS chia sẻ theo cặp đôi: Em hãy nêu những cách khác để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và chia sẻ theo cặp - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV mời 1 – 2 HS đứng dậy chia sẻ: Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân khi tham gia phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. |
II. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. 1. Chỉ ra những cách thức mà các nhân vật trong bốn tình huống ở SGK trang 8 Gợi ý các cách thức: + Tình huống 1: Bạn Liên tích cực học tập, chủ động trao đổi với thầy cô + Tình huống 2: Bạn An tích cực hỗ trợ thầy cô trong hoạt động tập thể, động thu hút các bạn cùng tham gia. + Tình huống 3: Bạn Thanh và Hà giúp nhau học tập. + Tình huống 4: Bạn Lan khuyên nhủ bạn điều nên làm, không nên làm. Trình bày kết quả thảo luận.
2. Chia sẻ những cách khác mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Gợi ý: - Giúp đỡ thầy cô mang đồ dùng dạy học lên lớp. - Gửi lời chúc tốt đẹp đến thầy cô nhân các ngày lễ. - Giúp đỡ bạn, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn - …
*Kết luận: Có nhiều cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. Mỗi HS cần chủ động tìm cách để mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. |
Hoạt động 3: Hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường.
- Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Chỉ ra được những cách hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường.
- Phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
- Nội dung: GV hướng dẫn HS cách phát triển nhà trường thông qua 2 nhiệm vụ chính:
- Lựa chọn một hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, đề xuất cách thức hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt động đó.
- Cùng các bạn thực hiện hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường đã đề xuất và chia sẻ kết quả đạt được.
- Sản phẩm: HS đưa ra kế hoạch hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường và cùng nhau thực hiện.
- Tổ chức thực hiện:
Thông tin tải tải liệu
Nhận xét
Đánh giá trung bình
Chi tiết
Kho tài liệu Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án lớp 11 cánh diều chương trình mới bản chuẩn
1. Giáo án ban tự nhiên
- Giáo án toán 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án vật lí 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án sinh học 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án hoá học 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án tiếng anh 11 cánh diều chuẩn nhất
2. Giáo án ban xã hội
- Giáo án ngữ văn 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án lịch sử 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Địa lí 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều chuẩn nhất
3. Giáo án các môn khác
Giáo án hoạt động trải nghiệm cánh diều bản chuẩn, đầy đủ
Hoạt động trải nghiệm cánh diều THPT
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều chuẩn nhất
Hoạt động trải nghiệm cánh diều THCS
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều chuẩn nhất
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều chuẩn nhất