Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức: Tải slide trình chiếu bài 20 Các hệ thống trong động cơ đốt trong (P2)

Mẫu giáo án powerpoint, giáo án điện tử, slide trình chiếu Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức. Chi tiết bài 20 Các hệ thống trong động cơ đốt trong (P2). Bài giảng này được thiết kế hấp dẫn, cuốn hút. Các nội dung chính được trình bày cô đọng, dễ nhớ. Giáo án dùng để chiếu lên tivi, máy chiếu dạy cho học sinh. Tải về đơn giản, dễ dàng

Nội dung giáo án

......

=> Phía trên chỉ là một phần. Giáo án khi tải về có đủ nội dung bài học

Nội dung chính trình bài trong Slides

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY!

BÀI 20: CÁC HỆ THỐNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

  1. Hệ thống khởi động
  2. 1. Nhiệm vụ và phân loại

Nhiệm vụ: làm quay trục khuỷu cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.

Phân loại: hệ thống khởi động bằng tay, hệ thống khởi động bằng động cơ điện, hệ thống khởi động bằng động cơ phụ, hệ thống khởi động bằng khí nén.

  1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc

Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.

  • Khi khoá khởi động (8) được đóng, lõi thép của rơ le điện (10) bị hút sang trái, qua cần dẫn động (11), khớp bánh răng khởi động (12) được đẩy sang phải đề vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà (14) của động cơ đốt trong.
  • Tiếp điểm K-K đóng lại ở đưa điện vào mạch nối tiếp stato (2) cổ góp (6) rô to (4) của động cơ điện khởi động, làm động cơ điện quay, mô men quay của nó được truyền qua vành răng của bánh đà (14), làm quay trục khuỷu động cơ đốt trong đến tốc độ vòng quay cần thiết để khởi động động cơ.
  • Khi động cơ đốt trong đã làm việc, khoá khởi động (8) được tắt để ngắt dòng điện vào rơ le điện (10) tiếp điểm K-K mở sẽ ngắt dòng điện vào động cơ điện làm đồng cơ điện dừng hoạt động.
  • Lò xo (9) đẩy rơ le (10) dịch chuyển sang phải (vị trí ban đầu).
  • Khớp bánh răng khởi động (12) tách khỏi vành răng của bánh đà (14).

Khám phá

Quan sát hình 20.8 và cho biết: Tại sao lò xo số (9) lại đẩy được lõi thép của rơ le điện (10) sang phải (vị trí ban đầu) khi khóa khởi động (8) tắt và động cơ đốt trong làm việc.

Khi khởi động, rơ le điện sinh ra lực từ trường hút lõi thép sang trái đồng thời nén lò xo (9) à khi khóa khởi động (8) tắt, không có dòng điện qua rơ le điện, lực từ trường không có lúc này lo xo (9) hồi vị về trạng thái ban đầu sẽ đẩy lõi thép của rơ le điện (10) sang phải.

  1. Hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng
  2. 1. Nhiệm vụ và phân loại

Nhiệm vụ: tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.

Phân loại: hệ thống đánh lửa thường và hệ thống đánh lửa điện tử.

  1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc

     Quan sát Hình 20.10 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích sơ đồ nguyên lí cấu tạo của hệ thống đánh lửa thường dùng acquy.

  • Khi động cơ làm việc, khoá điện (2) đóng, dòng điện sơ cấp từ cực dương của nguồn đi qua điện trở (3) tới cuộn sơ cấp W1 của biến áp đánh lửa (5) rồi đến bộ tạo xung (7).
  • Khi cặp tiếp điểm đóng, dòng điện sơ cấp đi qua cặp tiếp điểm rồi về cực âm của nguồn.
  • Khi trục cam quay làm cặp tiếp điểm mở, dòng điện sơ cấp đột ngột về không, gây biến thiên đột ngột từ thông cảm ứng sang cuộn W2 của biến áp đánh lửa (5), sinh ra một suất điện động cảm ứng E2.
  • Điện thế này được dẫn đến bộ chia điện (9), qua con quay phân phối và dây cao áp (10) đến các bu gi (11) tạo ra tia lửa điện.
  • Tại thời điểm cặp tiếp điểm của bộ tạo xung (7) mở, cuộn dây W1 sinh ra một suất điện động tự cảm E1 có thể tạo ra tia lửa điện tại cặp tiếp điểm và sẽ làm giảm tuổi thọ của cặp tiếp điểm.
  • Nhờ tụ điện (6) lắp song song với cặp tiếp điểm nên tia lửa điện được dập tắt hoặc giảm đáng kể.
  • Khi khởi động bằng acquy, điện áp acquy bị sụt khá nhiều do phải cung cấp điện cho động cơ điện khởi động, lúc này dòng sơ cấp nhỏ dẫn tới E2 nhỏ, nên chất lượng đánh lửa kém làm động cơ khó khởi động à khắc phục: khởi động khoá hỗ trợ khởi động (4) sẽ đóng, điện trở (3) bị nối tắt.
  • Kết thúc khởi động khoá (4) phải được mở ra.

Khám phá

Quan sát hình 20.10 và cho biết: Lò xo (8) trong hệ thống có nhiệm vụ gì? Nếu không có lò xo (8) thì hệ thống có làm việc được không?

  • Lò xo (8) có nhiệm vụ đẩy má vít trong bộ tạo xung (7) được tiếp xúc với nhau.
  • Má vít của bộ tạo xung (7) không tiếp xúc được với nhau, sẽ không sinh ra được suất điện động cảm ứng E2, bu gi không tạo ra tia lửa điện.

Kết nối năng lực

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA Powerpoint bài 20 Các hệ Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, Tải mẫu GA điện tử bài 20 Các hệ Công nghệ cơ khí 11 kết nối, Slide bài giảng bài 20 Các hệ thống trong động cơ đốt

Kho tài liệu Công nghệ 11 kết nối tri thức

Giải công nghệ 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT công nghệ 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Giải chuyên đề công nghệ 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ
Phiếu làm bài trắc nghiệm công nghệ 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tậ
Giáo án công nghệ 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 11 kết nối tri
Đề kiểm tra công nghệ 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án công nghệ kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ