Công nghệ 7 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 3 Quy trình trồng trọt

Mẫu giáo án bài 3 Quy trình trồng trọt - công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác trong chương trình công nghệ 7 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt

- Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập, tự tìm hiểu để vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học vào trồng trọt hiệu quả,
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để thảo luận, trao đổi, trình bảy những vấn đề về trồng trọt.

- Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ nhận biết được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong trồng trọt,
  • Giao tiếp công nghệ sử dung được một số thuật ngữ để trình bảy về quy trình trồng trọt,
  • Đánh giá công nghệ nhận xét, đánh giá được các bước trong quy trình trồng trọt.
  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng trồng trọt vào cuộc sống,

- Trách nhiệm: quan tâm đến công việc trồng trọt ở gia đình, địa phương để để xuất cách làm hợp lí trong trồng trọt cho gia đình, địa phương,

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,
  • Chuẩn bị tài liệu giảng dạy. SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính
  • Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học tranh ảnh hoặc đoạn video clip về từng bước trong quy trình làm đất.
  1. Đối với học sinh
  • SGK,
  • Đọc trước bài học trong SGK.

- Tìm hiểu về quy trình trồng trọt đang thực hiện ở gia đình hoặc địa phương, - Mỗi nhóm HS phân công chuẩn bị: hình ảnh của từng công việc trong quy trình trồng trọt theo phân công của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về cây trồng
  3. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu quy trình trồng trọt.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống ở phần mở đầu: Em về quê thăm bác và muốn giúp bác trồng cây. Công việc trồng cây phải thực hiện theo trình tự thế nào nhỉ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Các công việc trồng cây như: xới đất, bón phân, trồng cây, tưới nước, thu hoạch.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua tình huống mở đầu, để trồng cây chúng ta cần thực hiện các công việc như thế nào? Cùng tìm hiểu bài 3: Quy trình trồng trọt.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị đất

  1. Mục tiêu: giúp HS trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị đất trồng.
  2. Nội dung: mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị đất trồng
  3. Sản phẩm học tập: các bước chuẩn bị đất trồng
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 trong SHS và chỉ ra các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đất trồng?

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.2 trong SHS và trả lời câu hỏi: Nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

 

 

 

 

 

+ GV yêu cầu đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi: Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu? Phân tích việc chuẩn bị đất trồng và yêu cầu cần đạt của từng công việc.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin SGK, quan sát Hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Gợi ý: Vụ mùa sẽ phát sinh sâu, bệnh (mầm mống sâu, bệnh trong đất trồng) và đất trồng không được cải tạo phù hợp với loại cây trồng dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém hoặc chết.

+ GV lưu ý. Sâu hại có trong bụi rậm, trong đất vì vậy cần phát quang bụi rậm, cây đất, ngâm đất, phơi đất để diệt mầm mống sâu hại.

+GV dẫn dắt HS nêu được mục đích của việc làm đất.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời về vai trò của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Chuẩn bị đất trồng nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Chuẩn bị đất trồng được thực hiện theo trình tự: xác định diện tích đất trồng -> vệ sinh đất trồng -> làm đất và cải tạo đất.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Chuẩn bị đất trồng

- Mục đích: Nhằm đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Các bước chuẩn bị đất trồng:

+ Bước 1: Xác định diện tích đất trống: xác định được diện tích đất dự tính trồng cây.

+ Bước 2: Vệ sinh đất trồng:

·        Tàn dư cây trồng đã được thu dọn

·        Đất sạch cỏ dại

Bước 3: Làm đất và cải tạo đất:

·        Đất được trộn đều, tơi xốp, thoáng khí, bằng mặt

·        Luống thẳng, phẳng có rãnh thoát nước, tiêu độc. Khoảng cách giữa các mô phù hợp với loại cây trồng.

·        Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây con bén rễ.

·        Đảm bảo đất được khử phèn, khử mặn.

Hoạt động 2: Chuẩn bị giống cây trồng

  1. Mục tiêu: HS trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị giống cây trồng.
  2. Nội dung: mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kĩ thuật các bước chuẩn bị giống cây trồng
  3. Sản phẩm học tập: mục đích, trình tự, yêu cầu kĩ thuật các bước chuẩn bị giống cây trồng
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.3 và thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trong SHS:

•Nhóm 1,2,3: Cho biết cây con nào không nên chọn để trồng. Vì sao?

• Nhóm 4,5,6: Giả sử vẫn sử dụng cây con bị sâu hại thì nên xử lí như thế nào trước khi trồng?

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.4 trong SHS và trả lời câu hỏi: Hạt lúa ở Hình 3.4a hay 3.4b có thể gieo trồng ngay? Vì sao?

+ GV dẫn dắt HS nêu được mục đích của việc chuẩn bị giống cây trồng.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3.3, 3.4 SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ GV phân tích hình ảnh và giải thích cách xử lí cây con bị sâu hại trước khi trồng

+ Gợi ý. Hạt giống Hình 3.4a chưa được xử li (ngâm ủ) nên khả năng nảy mầm kém.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+GV giới thiệu thêm thông tin về thời gian ngâm ủ hạt trong SHS: thời gian ngâm ủ dài hay ngắn phục thuộc vào giống cây trồng. Đối với cây dễ nảy mầm và điều kiện thích hợp có thể không cần ngâm ủ trước khi gieo.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Chuẩn bị giống có mục đích đảm bảo hạt giống, cây con khoẻ mạnh, sạch sâu, bệnh, đủ số lượng giống để gieo trồng trên diện tích đất đã chuẩn bị trước. Việc chuẩn bị giống được thực hiện theo trình tự: lựa chọn hạt giống để gieo trồng — xử lí hạt giống trước khi gieo trồng – kiểm tra số lượng hạt giống, cây con.

2. Chuẩn bị giống cây trồng

- Mục đích: nhằm đảm bảo hạt giống hoặc cây con khoẻ mạnh, sạch sâu, bệnh, đủ số lượng để gieo trồng.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng

·        Đối với hạt giống: kích thước hạt đồng đều, không bị sâu, bệnh, không lẫn với các giống khác.

·        Đối với cây con: cây khoẻ, đồng đều, không sâu bệnh.

+ Bước 2: Xử lí giống trước khi gieo trồng:

·        Đối với hạt giống: đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ và nhú mầm

·        Đối với cây con: không còn cành có lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc biến dạng bất thường.

+ Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/cây con.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 3 Quy trình trồng trọt công nghệ 7 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 3 Quy trình trồng trọt công nghệ 7 chân trời, GA word bài 3 Quy trình trồng trọt

Kho tài liệu Công nghệ 7 chân trời sáng tạo

Giải Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải công nghệ 7 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Giải SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT công nghệ 7 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Phiếu làm bài trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài t
Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 7 chân trời sá
Đề kiểm tra Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án công nghệ chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ