Công nghệ 3 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài 8 Làm biển báoGiao thông

Mẫu giáo án bài 8 Làm biển báoGiao thông - công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác trong chương trình công nghệ 3 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
  • Lựa chọn được vật liệu phù hợp.
  • Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước.
  • Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực công nghệ:
  • Năng lực nhận thức công nghệ: Kể tên được một số biển báo giao thông đường bộ.
  • Năng lực sử dụng công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học vào làm mô hình biển báo giao thông.
  • Năng lực giao tiếp công nghệ: Tìm hiểu quy trình thực hiện biển báo giao thông
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Công nghệ 3, SGK Công nghệ 3.
  • Hình ảnh một số biển báo giao thông trong Bài 8 SGK.
  • Các vật dụng trong bài để hướng dẫn HS thực hành làm biển báo giao thông.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ 3.
  • Bìa cứng, giấy màu thủ công, ống hút bằng giấy.
  • Bút chì, thước rập tròn, com-pa, kéo dán, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số biển báo giao thông. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát “An toàn giao thông”.

(36) An Toàn Giao Thông - Bé Bảo An - Nhạc Thiếu Nhi Hay Nhất - YouTube

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr.50 và yêu cầu HS mô tả lại nội dung bức tranh.

 

 

 

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông. Luật Gia thông đường bộ quy định có 5 loại biển báo giao thông, bao gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển phụ. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của một số biển báo giao thông, cũng như lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 8: Làm biển báo giao thông.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu biển báo giao thông đường bộ

a. Mục tiêu: HS kể tên được một số biển báo giao thông đường bộ. 

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh một số biển báo giao thông đường bộ SGK tr.51 và thực hiện yêu cầu: Em hãy nêu tên hoặc ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ trong các hình dưới đây:

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Biển báo giao thông có ý nghĩa hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đúng luật.

+ Bao gồm biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và các loại biển báo khác.

 

 

 

 

 

- HS hát và nhún nhảy theo giai điệu của bài hát.

 

 

- HS quan sát hình minh họa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

- HS trả lời:

+ Hình a. biển báo cấm người đi bộ qua lại.

+ Hình b. biển trẻ em báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ,...

+ Hình c. biển đường cấm,  báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Hình d. biển đường dành cho xe thô sơ, báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển bắt buộc các  loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này.

+ Hình e. Biển nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật, chỉ dẫn nơi đỗ xe của người khuyết tật.

+ Hình f. Biển vị trí người đi bộ sang ngang, chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

TIẾT 2+3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào tiết thực hành.  

b. Cách tiến hành

- GV cho HS kiểm tra chéo các vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị trước ở nhà.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở tiết học trước, chúng ta đã nắm được ý nghĩa của một số biển báo giao thông; lựa chọn được vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm biển báo. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hiện làm được một biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước. Chúng ta cùng vào Bài 8: Làm biển báo giao thông (Tiết 2 + 3).

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình thực hiện

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu quy trình thực hiện mô hình biển báo giao thông.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS quan sát mô hình biển báo cấm đi ngược chiều, yêu cầu HS đọc hướng dẫn SGK tr.52.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Để làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều, em phải thực hiện theo mấy bước?

+ Hãy mô tả từng bước thực hiện.

+ Trong quá trình thực hiện, em cần lưu ý điều gì?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Mô hình làm biển báo giao thông được làm theo các bước sau

+ Tìm hiểu sản phẩm mẫu.

+ Lựa chọn vật liệu, dụng cụ.

+ Làm đế, làm biển báo và làm cột biển báo.

+ Lắp ráp, kiểm tra mô hình.

 

 

 

 

 

- HS kiểm tra chéo các vật liệu, dụng cụ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát mô hình biển báo cấm đi ngược chiều, đọc hướng dẫn SGK.

 

 

TIẾT 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Biết được tên và ý nghĩa của các biển báo giao thông đường bộ

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ghép biển báo”.

- GV phổ biến cho HS luật chơi:

+ GV chuẩn bị bộ phận của một số mô hình biển báo giao thông đường bộ SGK tr.53 và yêu cầu HS lắp ghép các bộ phận đó để tạo thành một biển báo giao thông đúng quy định.

+ HS nêu ý nghĩa của từng biển báo giao thông.

- GV mời tất cả HS cùng tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thường gặp các biển báo đó ở đâu?

- GV kết luận: Biển báo giao thông rất quan trọng trong việc duy trì trật tự, an toàn giao thông; giúp xe và phương tiện, người tham gia giao thông đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng vận dụng các kiến thức đã học vào làm biển báo giao thông. Chúng ta cùng vào Bài 8: Làm biển báo giao thông (Tiết 4).

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

* ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét quá trình học tập của HS.

- GV đánh giá kết quả quá trình học tập và hướng dẫn HS tự đánh giá.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi:

+ Hình a: biển báo cấm rẽ trái có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang trái trừ các loại xe ưu tiên theo quy định.

+ Hình b: biển báo giao nhau có tín hiệu đèn báo trước nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn (hệ thống ba đèn bật theo chiều đứng).

+ Hình c: biển báo cấm xe đạp đi qua. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.

+ Hình d: biển báo dành cho người đi bộ dùng để báo hiệu đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới, xe thô sơ, xe được ưu tiên không được đi vào đường đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

+ Hình e: biển báo bệnh viện để chỉ dẫn sắp đến cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá,....Lái xe đi chậm, chú ý quan sát, không sử dụng còi.

+ Hình g: biển báo cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt khi qua đường.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

 

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 8 Làm biển công nghệ 3 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài 8 Làm biển công nghệ 3 chân trời, GA word bài 8 Làm biển báoGiao thông

Kho tài liệu Công nghệ 3 chân trời sáng tạo

Giải Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải công nghệ 3 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Giải VBT Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải VBT công nghệ 3 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải
Phiếu làm bài trắc nghiệm Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài t
Giáo án Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn công nghệ 3 chân trời sá
Đề kiểm tra Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Gi

Giáo án công nghệ chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ