Chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 9 Mạch điện ứng dụng đơn giản (P3)

Mẫu giáo án chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức. Chi tiết chuyên đề 9 Mạch điện ứng dụng đơn giản (P3). Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác của chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Hoạt động 6: Tổng kết bài học  

  1. Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức cho HS về ứng dụng sơ đồ mạch tạo tín hiệu điều khiển thiết bị tự động sử dụng cảm biến để thiết kế mạch điều khiển thiết bị và mạch cảnh báo ngưỡng; nguyên tắc hoạt động của mạch điện bật – tắt đèn tự động, rò rỉ khí cháy nổ tự động, van nước tự động và mạch đo nhiệt độ
  2. Nội dung: GV giao cho HS 1 số nhiệm vụ để củng cố kiến thức về mạch điện đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận, thực hiện nhiệm vụ của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhắc lại: Ứng dụng của sơ đồ mạch tạo tín hiệu điều khiển thiết bị tự động sử dụng cảm biến để thiết kế mạch điều khiển thiết bị và mạch cảnh báo ngưỡng; nguyên tắc hoạt động của mạch điện bật – tắt đèn tự động, rò rỉ khí cháy nổ tự động, van nước tự động và mạch đo nhiệt độ.

- GV tổ chức để HS thực hiện mục “EM CÓ THỂ” theo nhóm ở nhà.

- GV tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà cho HS

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ôn tập lại các kiến thức đã học mạch điện đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, tổng kết bài học về các nội dung:

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

V. TỔNG KẾT

Ghi nhớ các kiến thức trọng tâm trong bài:

- Ứng dụng sơ đồ mạch tạo tín hiệu điều khiển thiết bị tự động sử dụng cảm biến để thiết kế mạch điều khiển thiết bị và mạch cảnh báo ngưỡng

- Nguyên tắc hoạt động của mạch điện bật – tắt đèn tự động, rò rỉ khi cháy nổ tự động, van nước tự động và mạch đo nhiệt độ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Con chạy của biến trở R0 của mạch điện thiết bị tự động chiếu sáng cần đặt ở vị trí như thế nào?

  1. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 rất nhỏ so với điện áp US lúc trời tối
  2. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ nhỏ hơn điện áp US lúc trời tối một chút
  3. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ lớn hơn điện áp US lúc trời tối một chút
  4. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ nhỏ hơn điện áp US lúc trời sáng một chút

 

Câu 2: Con chạy của biến trở R0 trong mạch điện cỉa thiết bị cảnh báo rò rỉ cháy nổ cần đặt ở vị trí như thế nào?

  1. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ cao hơn điện áp US một chút khi không có rò rỉ khí
  2. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ thấp hơn điện áp US một chút khi không có rò rỉ khí
  3. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 bằng điện áp US một chút khi không có rò rỉ khí
  4. Đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ cao hơn điện áp US một chút khi có rò rỉ khí

 

Câu 3: Kí hiệu diode thu bức xạ hồng ngoại

 

Câu 4: Chọn đáp án đúng: Hình vẽ sau là:

  1. Sơ đồ mạch điện thiết bị tự động chiếu sáng
  2. Sơ đồ mạch điện tạo tín hiệu bật – tắt thiết bị sử dụng cảm biến
  3. Sơ đồ mạch điện của thiết bị cảnh báo rò rỉ cháy nổ
  4. Sơ đồ mạch điện đo nhiệt độ sử dụng cảm biến điện trở nhiệt NTC

 

Câu 5: Tại sao diode phát quang hồng ngoại D1 được mắc nối tiếp với điện trở R?

  1. Để tăng khả năng phát quang hồng ngoại
  2. Để tránh hỏng diode
  3. Để khuếch đại tín hiệu
  4. Để giảm bức xạ hồng ngoại

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập trắc nghiệm:

1 - B

2 – A

3 - C

4 - D

5 - B

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực hiện dự án thiết kế một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày dự án nhóm đã chuẩn bị
  5. Tổ chức thực hiện: Dự án của HS thiết kế một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm chọn 1 trong 2 chủ đề sau:

+ Chủ đề 1: Mạch điện tự động chiếu sáng

+ Chủ đề 2: Mạch điện cảnh báo rò rỉ khí cháy nổ

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước của dự án trình bày trong SGK: Thực hiện dự án thiết kế một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ: Tìm hiểu về một số ứng dụng đơn giản của mạch điện có sử dụng cảm biến và thiết bị đầu ra trong thực tế và thống nhất lựa chọn một số ứng dụng đơn giản có sử dụng cảm biến và thiết bị đầu ra.

Bước 2: Xác định ý tưởng thiết kế mạch điện đơn giản để thực hiện ứng dụng đã lựa chọn ở trên.

Bước 3: Thống nhất tiêu chí đánh giá mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng cảm biến và thiết bị đầu ra.

Bước 4: Thực hiện thiết kế mạch điện có sử dụng cảm biến và thiết bị đầu ra theo các tiêu chí đã đề xuất.

Bước 5: Xây dựng báo cáo và nội dung trình bày về ứng dụng của mạch điện đơn giản có sử dụng cảm biến và thiết bị đầu ra đã thiết kế đảm bảo có hình ảnh thực tế và bản thiết kế đã thực hiện.

Bước 6: Báo cáo và đánh giá dự án đã thực hiện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, thực hiện dự án học tập theo chủ đề GV đưa ra

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả dự án

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

*Hướng dẫn về nhà

  • Ôn tập và củng cố kiến thức vừa học trong bài
  • Hoàn thành dự án học tập

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA chuyên đề 9 Mạch điện ứng dụng đơn giản (P3), Giáo án chuyên đề 9 Mạch điện ứng dụng đơn giản (P3) vật lí 11 kết nối

Kho tài liệu Vật lí 11 kết nối tri thức

Giải vật lí 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải SBT vật lí 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập t
Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn vật lí 11 kết nối tri th
Đề kiểm tra vật lí 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi vật lí 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa

Giáo án vật lý kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ