Chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 8 Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra (P1)

Mẫu giáo án chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức. Chi tiết chuyên đề 8 Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra (P1). Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác của chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ THIẾT BỊ ĐẦU RA (4 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Hiểu được khái niệm, tính chất của bộ khuếch đại và bộ khuếch đại thuật toán, từ đó hiểu được những yêu cầu cần thiết đối với một bộ khuếch đại.
  • Hiểu được hoạt động của một số thiết bị mắc ở lối ra của mạch khuếch đại thuật toán.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện nêu được một số kiến thức về bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến về bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra để giải quyết vấn đề

Năng lực vật lí:

  • Hiểu được khái niệm, tính chất của bộ khuếch đại và bộ khuếch đại thuật toán, từ đó hiểu được những yêu cầu cần thiết đối với một bộ khuếch đại.
  • Hiểu được hoạt động của một số thiết bị mắc ở lối ra của mạch khuếch đại thuật toán.
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Sách Chuyên đề, Sách chuyên đề GV, Giáo án.
  • Hình ảnh, video về mạch khuếch đại thuật toán, LED, relay điện từ, vôn kế kim,...
  • Dụng cụ thí nghiệm: Mạch khuếch đại thuật toán, đồng hồ vạn năng, nguồn điện,...
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)
  1. Đối với học sinh:
  • Sách Chuyên đề Vật lí 11
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề để HS thảo luận xác định nhiệm vụ bài học
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra  
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS: Chiếc loa của bộ tăng âm hay tai nghe của máy nghe nhạc là những vật dụng rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Từ người nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu đến các phát thanh viên, những diễn giả,... đều cần đến những thiết bị này để truyền tải tiếng đàn, tiếng hát hay giọng nói của họ đến người nghe.

 

- Sau đó, GV nêu câu hỏi để đưa HS vào vấn đề bài học: Vậy, thiết bị nào đã làm cho chiếc loa hay cặp tai nghe phát ra âm thanh?

- GV có thể gợi ý: Bằng cách nào mà các thiết bị này có thể hoạt động một cách tự động như vậy?(Đa số HS sẽ nghĩ đến cảm biến (đã học ở bài trước))

- GV tiếp tục định hướng HS: Một mình cảm biến thì có thể làm cho thiết bị hoạt động được không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe trình bày của GV và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: tín hiệu từ cảm biến quá nhỏ để có thể điều khiển được thiết bị. Vậy phải cần đến một linh kiện để làm tăng cường tín hiệu của cảm biến. Đó chính là mạch khuếch đại nội dung mà bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu: Bài 8: Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra    

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bộ khuếch đại   

  1. Mục tiêu: Thông qua việc tìm hiểu thiết bị sử dụng mạch khuếch đại như loa phát thanh cầm tay, loa trong hội trường, phòng hoà nhạc,... nhận thấy âm thanh khi ra loa lại to hơn để tìm hiểu về bộ khuếch đại.
  2. Nội dung: GV tổ chức để HS thảo luận, tìm hiểu về thiết bị sử dụng mạch khuếch c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về thiết bị sử dụng mạch khuếch
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dùng hình ảnh hoặc video về thiết bị sử dụng mạch khuếch đại như loa phát thanh cầm tay, loa trong hội trường, phòng hoà nhạc,... và đặt câu hỏi tại sao giọng nói khi ra loa lại to hơn

 

- HS có thể trả lời theo hướng cần có bộ tăng âm, amply, thiết bị điện tử,..

- Từ đó, GV đưa ra nhận xét: như vậy để âm thanh phát ra loa to hơn thì cần phải có một mạch điện tử sử dụng nguồn điện để làm tăng cường tín hiệu ra loa. Mạch điện tử đó chính là mạch khuếch đại.

- GV yêu cầu HS nghe một đoạn âm thanh giọng nói chuẩn và âm thanh bị méo được phát ra từ hai thiết bị tăng và đặt câu hỏi: Tại sao giọng nói phát ra loa lại không giống với giọng nói ban đầu?

à HS có thể đưa ra câu trả lời theo hướng tăng âm (mạch khuếch đại) bị hỏng.

- GV đưa ra nhận xét: như vậy yêu cầu của một mạch khuếch đại không những là làm tăng cường tín hiệu mà còn phải làm tín hiệu ra giống (đồng dạng) với tín hiệu vào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về bộ khuếch đại âm thanh

- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết câu trả lời  

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. BỘ KHUẾCH ĐẠI VÀ BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN   

- Bộ khuếch đại được thiết kế để làm tăng cường độ tín hiệu điện lên nhiều lần

- Một bộ khuếch đại lí tưởng là bộ khuếch đại có hệ số khuếch đại lớn nhưng vẫn đảm bảo cho tín hiệu đầu ra không bị méo  

Hoạt động 2. Giới thiệu về bộ khuếch đại thuật toán   

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được bộ khuếch đại thuật toán bao gồm cấu tạo, kí hiệu và nguồn điện sử dụng...
  2. Nội dung: GV tổ chức để HS thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bộ khuếch đại thuật toán
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về bộ khuếch đại thuật toán
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng video, hình ảnh và kí hiệu về bộ khuếch đại thuật toán để giới thiệu và mô tả mạch khuếch đại và mạch khuếch đại thuật toán bao gồm cấu tạo, kí hiệu và nguồn điện sử dụng.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong SGK tr49

+ Thế nào là bộ khuếch đại, bộ khuếch đại thuật toán? Hãy nêu một số ví dụ ứng dụng bộ khuếch đại thuật toán trong cuộc sống mà em biết.

+ Bộ khuếch đại thuật toán có ưu điểm gì?

-  GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, sau đó GV tổng hợp các ý kiến và đưa ra đáp án cuối cùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về bộ khuếch đại thuật toán    

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả thảo luận 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. BỘ KHUẾCH ĐẠI VÀ BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN

- Bộ khuếch đại thuật toán là bộ khuếch đại có hệ số khuếch đại tuỳ chỉnh, thực hiện được nhiều chế độ khuếch đại với hệ số khuếch đại lớn.

- Bộ khuếch đại thuật toán thường được sử dụng để khuếch đại tín hiệu nhỏ từ các cảm biến trước khi đưa tới tầng khuếch đại tiếp theo. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong các máy tính và nhiều loại thiết bị tự động hoá khác.

* Câu hỏi (SGK – tr49)

1. - Bộ khuếch đại là mạch điện tử có khả năng làm tăng cường độ tín hiệu lên nhiều lần.

- Một số bộ khuếch đại như: Bộ tăng âm (amplifier) làm tăng cường độ tín hiệu từ micro ở lối vào thành tín hiệu ở loa mạnh hơn rất nhiều lần, mạch tự chiếu sáng lấy tín hiệu rất nhỏ từ cảm biến ánh sáng, qua bộ khuếch đại tín hiệu được tăng cường để điều khiển relay đóng, ngắt mạch điện,...

2. Bộ khuếch đại thuật toán có hệ số khuếch đại cao và có thể tuỳ chỉnh, không làm suy giảm tín hiệu lối vào và lối ra, băng thông rộng, ít gây nhiễu, sơ đồ mạch ứng dụng đa dạng,... do đó nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

------------------------------Còn tiếp-----------------------------

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA chuyên đề 8 Bộ khuếch đại thuật toán và thiết, Giáo án chuyên đề 8 Bộ khuếch đại thuật toán và thiết vật lí 11 kết nối

Kho tài liệu Vật lí 11 kết nối tri thức

Giải vật lí 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn g
Giải SBT vật lí 11 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ gi
Phiếu làm bài trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập t
Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn vật lí 11 kết nối tri th
Đề kiểm tra vật lí 11 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi vật lí 11 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa

Giáo án vật lý kết nối tri thức bản chuẩn, đầy đủ