Chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều: Tải giáo án bài 3 Thực hành ứng dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng đệ quy

Mẫu giáo án chuyên đề khoa học máy tính 11 cánh diều. Chi tiết chuyên đề bài 3 Thực hành ứng dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng đệ quy. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ giáo án các bài khác của chuyên đề khoa học máy tính 11 cánh diều

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 3. THỰC HÀNH ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN TÌM KIẾM NHỊ PHÂN BẰNG ĐỆ QUY (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Áp dụng được phương pháp tìm kiếm nhị phân vào bài toán tìm phần tử lớn nhất trong mảng có phần đầu sắp xếp tăng dần và phần sau sắp xếp giảm dần.
  • Viết được chương trình để giải một bài toán dùng kĩ thuật chia để trị bằng cách thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng đệ quy.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập Chuyên đề môn Tin học 11 – Khoa học máy tính qua việc thực hành thuật toán tìm kiếm nhị phân cài đặt bằng đệ quy.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức giải quyết được các vấn đề liên quan.

Năng lực riêng:

  • Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Xác định được ý tưởng thực hành ứng dụng cài đặt thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng kĩ thuật đệ quy.

'2. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Trách nhiệm: tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, sách CĐHT, SGV Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều.
  • Máy tính cá nhân có cài đặt phần mềm mô phỏng thuật toán, máy chiếu, màn hình chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Sách CĐHT Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều, vở ghi.
  • Tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, dẫn dắt đưa ra vấn đề để học sinh suy nghĩ khơi gợi hứng thú học tập.
  3. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. c) Sản phẩm: Gợi ý câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ôn lại bài cũ: Em hãy nhắc lại các bước trong mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nhớ lại kiến thức bài học trước để có câu trả lời cho các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Chúng ta cùng nhau giải các bài toán bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân cài đặt bằng đệ quy và chỉnh sửa các điều kiện cho phù hợp với yêu cầu trong bài học ngày hôm nay: Bài 3. Thực hành thiết kế thuật toán đệ quy.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động. Bài toán: Tìm phần tử lớn nhất trong mảng có phần đầu sắp xếp tăng dần và phần sau sắp xếp giảm dần

  1. a) Mục tiêu: HS ứng dụng được thuật toán tìm kiếm nhị phân để giải bài toán này.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động độc lập thực hiện nhiệm vụ bài toán và các bài tập thực hành.
  3. c) Sản phẩm: Chạy được thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng đệ quy.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Bài toán: Sau giờ chào cờ, trường của Thanh An tổ chức hoạt động kết nối ở sân trường. Lớp của Thanh An được xếp thành một hàng theo chiều cao tăng dần. Lớp của Hải Bình được xếp thành một hàng theo chiều cao giảm dần. Sau đó, nhập hai lớp này thành một hàng bằng cách bạn đầu tiên của lớp Hải Bình đứng vào sau bạn cuối cùng của lớp Thanh An và tạo thành một hàng như Hình 1. Thầy giáo phụ trách yêu cầu đưa ra được cách tìm bạn có chiều cao lớn nhất trong hàng mà sử dụng ít phép so sánh nhất.

- GV tổ chức hoạt động giúp HS hiểu được thuật toán tìm kiếm nhị phân để giải bài toán này.

- GV gọi lên bảng 10 HS, trong đó 4 HS đầu xếp thành hàng theo chiều cao tăng dần và 6 HS còn lại xếp thành hàng nối tiếp 4 HS đầu nhưng theo chiều cao giảm dần. Gọi chiều cao 10 bạn là A0, A1,…,A9.

GV thực hiện từng bước thuật toán tìm kiếm nhị phân trên dãy 10 bạn này để tìm ra bạn có nhiều cao lớn nhất giả sử như sau:

Bước 1: Lấy bạn ở giữa dãy có chiều cao A4, so sánh chiều cao A4 > A5, do đó bạn cao nhất sẽ nằm bên trái bạn thứ 5.

Bước 2: Lấy bạn ở giữa dãy hiện tại có chiều cao A2, so sánh chiều cao A2 < A3, do đó bạn cao nhất sẽ nằm bên phải bạn thứ 2.

Bước 3: So sánh chiều cao hai bạn còn lại A3 và A4, bạn nào có chiều cao lớn hơn thì bạn đó là bạn có chiều cao lớn nhất trong dãy cần tìm.

- Sau khi tìm hiểu về Bài toán Tìm phần tử lớn nhất trong mảng có phần đầu sắp xếp tăng dần và phần sau sắp xếp giảm dần¸GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Yêu cầu: Cho dãy A gồm n phần tử có giá trị đôi một khác nhau A0, A1,…,An-1 sao cho tồn tại k(0 < k < n – 1) để A0 < A1 < … < Ak và Ak > Ak+1 >…> An-1. Em hãy viết chương trình tìm phần tử số k sao cho lần so sánh là ít nhất.

Thực hành 1: Mô tả chi tiết cách giải bài toán trên dùng phương pháp tìm kiếm nhị phân.

Thực hành 2: Viết chương trình dùng đệ quy: Nhập vào giá trị n và n giá trị A0, A1,…,An-1 có dạng phần đầu giá trị tăng dần và phần sau giá trị giảm dần, hãy hiển thị phần tử có giá trị lớn nhất của dãy A.

Thực hành 3: Viết chương trình tìm kiếm tuần tự cho bài toán trên. Với mỗi bộ dữ liệu thử nghiệm, em hãy so sánh số lần lặp của chương trình tìm kiếm tuần tự (dùng vòng lặp) với số lần gọi đệ quy của chương trình ở phần Thực hành 2 (dùng đệ quy). Từ đó, với nhiều bộ dữ liệu thử nghiệm, em sẽ nhận thấy phương pháp tìm kiếm nhị phân có số lần lặp ít hơn nhiều so với phương pháp tìm kiếm tuần tự.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Ở các nhiệm vụ, HS đọc sách CĐHT, chạy chương trình và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả chạy chương trình và trả lời câu hỏi nhiệm vụ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả chạy chương trình và trả lời câu hỏi của HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và lưu ý HS những lỗi sai.

Bài toán Tìm phần tử lớn nhất trong mảng có phần đầu sắp xếp tăng dần và phần sau sắp xếp giảm dần

Thực hành 1

Phần tử lớn nhất là phần tử tại vị trí j thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:

j = 0 và A[0] > A[i]

j = n – 1 và A[n – 2] < A[n – 1]

j > 1 và A[j – 1] < A[j] < A[j + 1]

Hướng dẫn: Đưa việc xét điều kiện 1 và 2 ở trên vào đầu chương trình. Nếu 2 điều kiện đầu không xảy ra, áp dụng chia để trị để xác định điều kiện 3 theo các bước sau:

Bước 1 (Chia): Xác định vị trí k ở giữa.

Bước 2 (Trị): Xác định dãy bên trái hay bên phải của Ak chứa phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy, quay trở lại Bước 1 tiếp tục tìm trên dãy mới đó. Quá trình kết thúc khi xác định được phần tử có giá trị lớn nhất.

Thực hành 2:

HS tự lập trình giải bài toán dựa vào chương trình tìm kiếm nhị phân bằng đệ quy, thay đổi các điều kiện so sánh cho phù hợp với bài toán này.

Thực hành 3:

- Chương trình tìm kiếm tuần tự: Sử dụng vòng lặp tuần tự duyệt qua các phần tử của mảng A để tìm ra phần tử có giá trị lớn nhất. Dùng một biến đếm đặt trong vòng lặp để đếm số lần lặp.

- Chương trình tìm kiếm nhị phân bằng đệ quy: Sử dụng một biến đếm đặt đầu hàm đệ quy để đếm số lần gọi hàm này.

- So sánh kết quả của hai biến đếm sau khi thực hiện hai chương trình trên nhiều bộ dữ liệu khác nhau với vị trí của phần tử có giá trị lớn nhất thay đổi và đưa ra nhận xét vị trí của phần tử lớn nhất có tác động thế nào đến giá trị hai biến đếm tính được.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về kĩ thuật đệ quy trong chia để trị.
  3. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi liên quan đến kĩ thuật đệ quy trong chia để trị.
  4. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến thiết kế thuật toán đệ quy.
  5. d) Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA chuyên đề bài 3 Thực hành ứng dụng thuật toán tìm, Giáo án chuyên đề bài 3 Thực hành ứng dụng thuật toán tìm khoa học máy tính 11 cánh diều

Kho tài liệu Tin học 11 cánh diều

Giải Tin học 11 Cánh diều dễ hiểu
Giải tin học 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn, chỉ
Giải SBT Tin học 11 Cánh diều dễ hiểu
Giải SBT tin học 11 cánh diều với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn,
Giải chuyên đề Tin học 11 Cánh diều
Giải chuyên đề tin học 11 cánh diều với nhiều cách khác nhau. Từ giải ngắn g
Phiếu làm bài trắc nghiệm Tin học 11 Cánh diều
Phiếu trắc nghiệm tin học 11 cánh diều. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắc nghi
Giáo án Tin học 11 Cánh diều chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn tin học 11 cánh diều. Các
Đề kiểm tra Tin học 11 Cánh diều đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi tin học 11 cánh diều. Có rất nhiều đề thi: Giữa học kì

Giáo án tin học cánh diều bản chuẩn, đầy đủ