Vật lí 6 chân trời sáng tạo: Tải giáo án bài Ôn tập chủ đề 1

Mẫu giáo án bài Ôn tập chủ đề 1 - vật lí 6 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình vật lí 6 chân trời sáng tạo

Nội dung giáo án

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Ôn tập lại kiến thức đã học
  • Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 1
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập
  • Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề
  • Giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiếu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học
  • Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Ở chủ đề 1, chúng ta đã nghiên cứu 7 bài học tìm hiểu về những khái niệm cơ bản về KHTN, chúng ta đã tìm hiểu về các phép đo. Bài ôn tập ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập và hoàn thiện bài tập để củng cố lại những kiến thức mà chúng ta đã học ở chủ đề này

  1. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức

  1. Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về các phép đi cơ bản như: Đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm với kĩ thuật sơ đồ tư duy. GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất

HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức vào giấy A3

 
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: HS giải một số bài tập phát triển năng lực KHTN cho cả chủ đề
  3. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vận dụng kiến thức đã học:

Câu 1. Có hai nhiệt kế là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thuỷ ngân lần lượt là 78 ®C và 357 %C, Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi?

  1. Dùng được cả hai nhiệt kế.
  2. Không dùng được cả hai nhiệt kế.
  3. Chỉ dùng được nhiệt kế rượu.
  4. Chỉ dùng được nhiệt kế thuỷ ngân.

Câu 2. Hãy lập bảng theo mẫu sau và chọn thước đo phù hợp nhất với các đối tượng cẩn đo:

     Loại thước

 

Đối tượng

Thước kẻ dài 30 cm

Thước cuộn

Thước dây

Thước kẹp

Chiều dài lớp học

 

 

 

 

Chiều cao của người

 

 

 

 

Đường kính ruột bút chì

 

 

 

 

Đường kính miệng cốc uống nước

 

 

 

 

Câu 3 : Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác, làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp chứa nhiều loại quả cân khác nhau?

Câu 4 : Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn và trình bày các bước đo.

- GV cho HS trình bày trước lớp kết quả hoạt động

- GV nhận xét kết luận :

Câu 1 : D

Câu 2 :

     Loại thước

 

Đối tượng

Thước kẻ dài 30 cm

Thước cuộn

Thước dây

Thước kẹp

Chiều dài lớp học

 

x

x

 

Chiều cao của người

 

x

x

 

Đường kính ruột bút chì

 

 

 

x

Đường kính miệng cốc uống nước

x

 

 

 

Câu 3 : Đặt vật cân lên đĩa cân và ghi nhận giá trị của kim chỉ. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng vị trí cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.

Câu 4 : Thực hiện đo thời gian đi từ cống trường vào lớp học nên dùng đồng hồ bấm giây vì thời gian di chuyển của ta trong hoạt động đó là ngắn. Các bước đo:

  • Ước lượng khoảng thời gian cẩn đo.
  • Chọn đồng hồ phù hợp: Đồng hồ bấm giây
  • Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.
  • Thực hiện phép đo.
  • Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài Ôn tập chủ vật lí 6 chân trời sáng tạo, Tải mẫu giáo án bài Ôn tập chủ vật lí 6 chân trời, GA word bài Ôn tập chủ đề 1

Kho tài liệu Vật lí 6 chân trời sáng tạo

Giải Vật lí 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải vật lí 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải SBT Vật lí 6 Chân trời sáng tạo dễ hiểu
Giải SBT vật lí 6 chân trời sáng tạo với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ng
Phiếu làm bài trắc nghiệm Vật lí 6 Chân trời sáng tạo
Phiếu trắc nghiệm vật lí 6 chân trời sáng tạo. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập
Giáo án Vật lí 6 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn vật lí 6 chân trời sáng
Đề kiểm tra Vật lí 6 Chân trời sáng tạo đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi vật lí 6 chân trời sáng tạo. Có rất nhiều đề thi: Giữa

Giáo án vật lý chân trời sáng tạo bản chuẩn, đầy đủ