Toán 10 kết nối tri thức: Tải giáo án bài 14 Các số đặc trưng đo độ phân tán (2 tiết)

Mẫu giáo án bài 14 Các số đặc trưng đo độ phân tán (2 tiết) - toán 10 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chi tiết. Có thể tải về tham khảo. Cách tải nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống có đủ các bài khác trong chương trình toán 10 kết nối tri thức

Nội dung giáo án

BÀI 14: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO ĐỘ PHÂN TÁN (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Tính được các số đặc trưng đo độ phân tán.
  • Biết được ý nghĩa của các số đặc trưng đo độ phân tán.
  • Phát hiện được các giá trị bất thường sử dụng các công cụ toán học.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giải quyết vấn đè toán học thông qua các bài toán thực tiễn, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1: KHOẢNG BIẾN THIÊN VÀ KHOẢNG TỨ PHÂN VỊ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS nhận ra nhu cầu định nghĩa các số đặc trưng để đo độ phân tác của một mẫu số liệu.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Dưới đây là điểm trung bình môn học kì I của hai bạn An và Bình:

Điểm trung bình môn học kì của An và Bình đều là 8,0 nhưng rõ ràng Bình “học đều” hơn An. Có thể dùng những số đặc trưng nào để đo mức độ “học đều”?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài này sẽ giới thiệu một vài số đặc trưng như vậy".

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.

  1. a) Mục tiêu:

- HS hiểu được ý nghĩa và cách tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị.

- HS tính được khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, Luyện tập 1, 2, đọc hiểu Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, tính được khoảng biến thiên, tìm khoảng tứ phân vị.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS trả lời HĐ1.

GV dẫn dắt: Có nhiều cách để đo sự ổn định này. Cách đơn giản nhất là dùng hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mẫu số liệu.

Giá trị đó được gọi là khoảng biến thiên.\

 

 

 

- GV cho HS phát biểu lại về khoảng biến thiên và ý nghĩa của khoảng biến thiên.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc Ví dụ 1. GV hướng dẫn HS:

+ Tính điểm trung bình của hai tổ và so sánh.

+ Tính khoảng biến thiên của hai tổ, rồi so sánh.

- HS áp dụng làm Luyện tập 1.

- GV nêu câu hỏi: Nhìn vào khoảng biến thiên ta có thể đánh giá các giá trị khác không phải giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất không?

Vậy ta có những trường hợp ta không nên dùng khoảng biến thiên.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện HĐ2 theo nhóm đôi.

- GV đặt vấn đề: Trong trường hợp này có nên dùng khoảng biến thiên để đo mức độ phân tán hay không?

- GV giới thiệu về tứ phân vị để đo độ phân tán của mẫu số liệu.

+ Nhấn mạnh với bài toán ở HĐ2 nên sử dụng tứ phân vị vì đo mức độ phân tán sẽ chính xác hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu lại định nghĩa và phát biểu về ý nghĩa của số. GV nhắc về cách gọi tên.

- GV nhấn mạnh: về bản chất, khoảng tứ phân vị là khoảng biến thiên của 50% số liệu chính giữa của mẫu số liệu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc Ví dụ 2. GV hướng dẫn HS tính

+ Sắp xếp mẫu số liệu.

+ Xác định các tứ phân vị thứ nhất và thứ ba. Rồi tìm khoảng tứ phân vị cho mẫu số liệu.

- HS thực hiện Luyện tập 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.

HĐ1:

Em đồng ý với nhận định này vì:

Leicester City có điểm lớn nhất là 81 và nhỏ nhất là 41 nên khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất là 40.

Everton có điểm lớn nhất là 61 và nhỏ nhất là 41 nên khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất là 20.

Khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất của Everton là ít hơn.

Kết luận:

Khoảng biến thiên, kí hiệu là R, là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mẫu số liệu.

Ý nghĩa:

Khoảng biến thiên dùng để đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng biến thiên càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán.

Ví dụ 1 (SGK – tr84)

 

 

 

 

Luyện tập 1:

Giá trị nhỏ nhất: 159.

Giá trị lớn nhất: 172.

Khoảng biến thiên: 172 – 159 = 13.

Nhận xét:

Sử dụng khoảng biến thiên có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán song khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất mà bỏ qua thông tin từ tất cả các giá trị khác. Do đó, khoảng biến thiên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các giá trị bất thường.

HĐ2:

a. Hà Nội:

Khoảng biến thiên là: R1 = 35 – 23 = 12

Điện biên:

Khoảng biến thiên là: R2 = 28 – 16 = 12

b. Giá trị 16 làm khoảng biên thiên lớn hơn.

c.

·   Hà Nội:

- Sắp xếp theo thứ tự không giảm: 23; 25; 28; 32; 33; 35

- Tứ phân vị là: Q2 = 28; Q1 = 25; Q3 = 33. Ta có: Q3 – Q1 = 33 – 25 = 8.

·   Điện Biên:

- Sắp xếp theo thứ tự không giảm: 16; 24; 26; 26; 26; 27; 28.

- Tứ phân vị là: Q1 = 24; Q2 = 26; Q3 = 27. Ta có: Q3 – Q1 = 27 – 24 = 3.

Có thể dùng số liệu này để đo độ phân tán của số liệu.

Kết luận:

Khoảng tứ phân vị, kí hiệu là , là hiệu số giữa tứ phân vị thứ ba và tứ phân vị thứ nhất, tức là:

 

Ý nghĩa:

Khoảng tứ phân vị cũng là một số đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng tứ phân vị càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán.

Chú ý:

Một số tài liệu gọi khoảng biến thiên là biên độ và khoảng tứ phân vị là độ trải giữa.

Ví dụ 2 (SGK – tr85)

Luyện tập 2:

Sắp xếp lại mẫu số liệu theo thứ tự không giảm:

7; 9; 9; 10; 10; 10; 11; 12; 12; 14.

Tứ phân vị là: Q2 = 10; Q1 = 9; Q3 = 12.

Ta có: Q3 – Q1 = 12 – 9 = 3

Vậy khoảng tứ phân vị là 3.

Thông tin tải tải liệu

Nội dung tải tài liệu ở đây

Nhận xét
Đánh giá trung bình

5.0
... ... ... ... ...

Chi tiết

Từ khóa: GA bài 14 Các số toán 10 kết nối tri thức, Tải mẫu giáo án bài 14 Các số toán 10 kết nối, GA word bài 14 Các số đặc trưng đo độ phân

Kho tài liệu Toán 10 kết nối tri thức

Giải toán 10 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải toán 10 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn gọn,
Giải SBT toán 10 kết nối tri thức dễ hiểu
Giải SBT toán 10 kết nối tri thức với nhiều cách giải khác nhau. Từ giải ngắn
Giải chuyên đề toán 10 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 10 kết nối tri thức với nhiều cách khác nhau. Từ giải
Phiếu làm bài trắc nghiệm toán 10 kết nối tri thức
Phiếu trắc nghiệm toán 10 kết nối tri thức. Vơi đa dạng câu hỏi, bài tập trắ
Giáo án toán 10 kết nối tri thức chuẩn nhất
Đầy đủ giáo án word, dạy thêm, giáo án powerpoint...môn toán 10 kết nối tri thức
Đề kiểm tra toán 10 kết nối tri thức đủ bộ
Đề kiểm tra, đề thi toán 10 kết nối tri thức. Có rất nhiều đề thi: Giữa họ